Ảnh minh họa.
Theo đó, nguyên nhân là do nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của việc kiểm tra an toàn thông tin đối với thiết bị số trước khi sử dụng; chưa có quy định về kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin thiết bị số phục vụ Chính phủ điện tử; cơ quan Nhà nước chưa bố trí nguồn lực kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin. Các dự án công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử không có hạng mục kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho thiết bị.
Trước vấn đề này, Bộ Thông tin Truyền thông đã ban hành 11 bộ tiêu chí yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị an toàn thông tin; tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin các dòng thiết bị (camera giám sát, loa không dây, IoT,...) theo đề nghị của một số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và phát triển ứng dụng (app) bảo vệ thiết bị đầu cuối.
Trong thời gian tới, Bộ Thông tin Truyền thông sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định sử dụng các thiết bị số đối với các hệ thống thông tin Chính phủ điện tử để bảo đảm an toàn thông tin, dự kiến ban hành trong quý III/2022. Bộ Thông tin Truyền thông sẽ thúc đẩy phát triển dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho thiết bị số; hướng dẫn kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin đối với thiết bị số. Mục tiêu là các thiết bị số chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin không được kết nối vào hệ thống phục vụ Chính phủ điện tử.
Ngoài ra, về giải pháp cho việc này là Bộ Thông tin Truyền thông đã ban hành Chỉ thị 60/CT-BTTTT năm 2021 về diễn tập an toàn thông tin thực chiến, nhằm đôn đốc xây dựng kế hoạch diễn tập thực chiến.
PV