Vượt “bão” Covid-19, vực dậy công ty thành công
“Chúng tôi đã vực dậy công ty thành công sau Covid-19”, bà Đinh Thị Ghi, chủ một doanh nghiệp chuyên về sản xuất - kinh doanh dược phẩm tại TP. Hồ Chí Minh đã hồ hởi nói như vậy.
Giống như nhiều doanh nghiệp khác, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh, công ty của bà Ghi đã từng gặp vô vàn khó khăn khi dịch Covid-19 tràn đến. Các chính sách giãn cách xã hội đã khiến việc kinh doanh của công ty bị đình trệ, hàng không bán được, nguồn tài chính bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi các khoản nợ lãi ngân hàng, trả lương nhân công… cứ đến hạn là phải trả.
“Lúc Covid-19 thì kinh doanh thất bại hoàn toàn, khó mua nguyên liệu để sản xuất. Khi dịch bệnh được kiểm soát, thì không có tiền để mà đầu tư, kinh doanh”, bà Ghi kể.
Giữa lúc khó khăn tưởng chừng không có lối ra như vậy, bà Ghi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ VPBank. Không chỉ được cơ cấu lại các khoản vay, cơ cấu lại nợ, mà bà Ghi còn nhận được khoản hỗ trợ lãi suất lên tới 227 triệu đồng. Số tiền này đến từ khoản viện trợ không hoàn lại của Quỹ Sáng kiến tài chính cho doanh nhân nữ (We-fi) do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phối hợp với VPBank và 04 ngân hàng khác tại Việt Nam triển khai.
“Nhận được sự hỗ trợ của VPBank và ADB, chúng tôi đã có nguồn lực để trả lãi vay, đồng thời mua thêm nguyên liệu để phục vụ hoạt động sản xuất”, bà Ghi nói và cho biết, nhờ sự hỗ trợ này, giờ đây, công ty của bà đã hoạt động bình thường trở lại, thậm chí còn hiệu quả hơn trước, lợi nhuận tăng, thu nhập cho người lao động cũng đã tăng khoảng 20% so với thời điểm trước dịch.
Trong khi đó, một doanh nghiệp nữ chủ khác là hệ thống showroom thương hiệu thời trang Pantio của Tổng giám đốc Mai Phượng Anh vừa “kết nạp” thêm các thành viên mới. Nhiều bộ sưu tập thời trang mới cũng đã được Pantio liên tục giới thiệu ra thị trường trong thời gian gần đây.
“Hoạt động kinh doanh của chúng tôi cũng đã quay lại trạng thái bình thường”, bà Mai Phượng Anh nói. Trước đó, năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, việc kinh doanh của Pantio gặp rất nhiều khó khăn vì Covid-19, hàng loạt showroom phải tạm thời đóng cửa, hàng hóa không bán được, dòng tiền bị tắc nghẽn, trong khi nợ ngân hàng, nợ nguồn hàng vẫn phải thanh toán.
Nhưng may mắn, cũng như bà Đinh Thị Ghi, bà Mai Phượng Anh đã được VPBank hỗ trợ cơ cấu khoản vay, gia hạn thời gian thanh toán gốc, đồng thời nhận được hỗ trợ khoản hoàn trả một phần lãi vay từ chương trình hợp tác của ADB, với tổng số tiền lên đến trên 223 triệu đồng.
Số tiền này đã được bà Mai Phượng Anh dùng để thanh toán chi phí lương cho nhân viên, phần nào giúp công ty giảm bớt gánh nặng tài chính. Có thể, khoản hỗ trợ này không quá lớn so với quy mô khoảng 50 showroom của Pantio, với doanh thu có thể lên tới hàng tỷ đồng mỗi ngày, nhưng bà Mai Phượng Anh khẳng định: “Đó là một sự hỗ trợ quý giá”.
Sự hỗ trợ quý giá
Đúng như khẳng định của bà Mai Phượng Anh, sự hỗ trợ của VPBank và ADB là vô cùng quý giá. Cuối năm ngoái, ADB đã quyết định thông qua Quỹ We-Fi để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam do phụ nữ làm chủ đang bị đại dịch Covid-19 làm suy yếu khả năng tiếp cận tài chính. Với tổng ngân khoản viện trợ không hoàn lại lên tới 05 triệu USD, ADB mong muốn có thể giúp cho ít nhất 500 doanh nghiệp nữ chủ của Việt Nam được cơ cấu những khoản vay hiện thời hoặc mở rộng các khoản vay mới. Có 05 ngân hàng tình nguyện tham gia chương trình đầy tính nhân văn này, trong đó có VPBank.
Theo đại diện VPBank, doanh nghiệp của bà Đinh Thị Ghi hay bà Mai Phượng Anh chỉ là 2 trong số các doanh nghiệp VPBank đã phối hợp cùng ADB hỗ trợ tài chính, từ đó góp phần giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh hậu Covid-19. Có thể kể đến những cái tên khác, như bà Lê Thị Tuấn Anh, chủ Công ty Gia Vũ (Bình Định); bà Nguyễn Vũ Thiên Diễm, chủ một doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh; hay bà Phan Thị Loan, chủ một doanh nghiệp ở Bạc Liêu…
Tất cả các nữ doanh nhân này đều bày tỏ sự trân trọng đối với sự hỗ trợ của VPBank và ADB. “Các khoản hỗ trợ từ ngân hàng đã góp phần giúp công ty chúng tôi vượt qua được giai đoạn khó khăn”, bà Lê Thị Tuấn Anh cũng đã nói như vậy.
Được biết, VPBank bắt đầu phối hợp với ADB triển khai khoản viện trợ không hoàn lại từ Quỹ We-Fi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nữ chủ giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19 từ cuối tháng 10/2021.
Theo đó, với các khoản vay mới, doanh nghiệp WE sẽ được hỗ trợ giảm lãi suất đến 2%. Còn với doanh nghiệp đang có khoản vay hiện hữu, nếu được cơ cấu nợ kể từ ngày 12/04/2021, VPBank sẽ xem xét hỗ trợ tối đa 6 tháng tiền lãi vay, cao nhất là 230 triệu đồng, qua đó giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực tài chính, nhanh chóng khởi động sản xuất - kinh doanh.
Để tìm hiểu chi tiết về chương trình vui lòng truy cập: https://www.vpbank.com.vn/uu-dai/sme/we-adb hoặc liên hệ tổng đài 1900 545415.
Không chỉ tiếp sức nguồn vốn, trong vài năm gần đây, VPBank còn hợp tác chặt chẽ với CARE Ignite xây dựng nhiều chương trình ý nghĩa mang đến cơ hội giúp doanh nghiệp NỮ CHỦ hưởng thêm những đặc quyền riêng như khóa học online cao cấp, công cụ đo lường sức khỏe doanh nghiệp, gói tài trợ xây dựng thương hiệu và truyền thông… giúp doanh nghiệp WE cải thiện kỹ năng, nâng cao kiến thức cũng như linh hoạt chuyển mình sau những cơn sóng kinh tế đầy biến động mà đại dịch Covid để lại. Nổi bật có chương trình "Tiếp sức đường dài- Ngày mai thịnh vượng" được triển khai vào quý 3/2022. Chi tiết tại: https://womenbiz-ignite.com.vn/ |
PV