/ Kinh tế - Pháp luật
/ Nhóm ngành nghề nào có số lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp lớn?

Nhóm ngành nghề nào có số lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp lớn?

17/05/2023 15:36 |

(LSVN) - Theo Bộ LĐ-TB&XH, 05 nhóm ngành có số lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lớn nhất là công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm 45,9%; hoạt động dịch vụ khác 28,2%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 4,5%; xây dựng 3,5%; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 3,2%. 05 nhóm nghề có số lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lớn nhất là thợ may, thêu và các thợ có liên quan với 26,4%; thợ lắp ráp 7,8%; nhân viên bán hàng và kỹ thuật viên điện tử cùng chiếm 2,9%, kế toán 2,6%.

Ảnh minh họa.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, hiện tình hình lao động, việc làm tiếp tục duy trì đà phục hồi. Trong quý 1/2023, lực lượng lao động, số người có việc làm tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước.

Sự phục hồi này kéo theo tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động cũng giảm. Theo thống kê, trong quý 1/2023, có 205.128 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 8.233 người so với quý 4/2022 và giảm 2.500 người so với cùng kỳ của năm 2022.

05 nhóm ngành có số lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lớn nhất là công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm 45,9%; hoạt động dịch vụ khác 28,2%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 4,5%; xây dựng 3,5%; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 3,2%.

05 nhóm nghề có số lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lớn nhất là thợ may, thêu và các thợ có liên quan với 26,4%; thợ lắp ráp 7,8%; nhân viên bán hàng và kỹ thuật viên điện tử cùng chiếm 2,9%, kế toán 2,6%.

Mặc dù thị trường lao động hiện nay cơ bản ổn định, song theo Bộ LĐ-TB&XH, một số ngành (may mặc, giày da, chế biến gỗ...) vẫn còn gặp khó khăn do thiếu đơn hàng, nguồn cung nguyên vật liệu, các yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu nên phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, cắt giảm lao động.

Tính riêng trong quý 1/2023, số lao động nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp trên cả nước là gần 294 nghìn người, tập trung đa số ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu ở một số ngành như da giày, dệt may.

Số lao động mất việc làm trong quý 1/2023 là 149 nghìn lao động, tập trung đa số (55,2%) ở các lao động thuộc các ngành dệt may, da giày, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử (chiếm tỉ trọng tương ứng là 19,5%; 18,6% và 17%).

MINH QUÝ

Kiến nghị tăng phạt tiền, giảm phạt tù với cán bộ không vụ lợi

Nguyễn Hoàng Lâm