(LSO) - Mới chỉ 5 giờ chiều, Nô-en 1989, đường phố Sài Gòn đã nườm nượp người xe với đầy đủ màu sắc của đôi lứa đi chơi Nô-en...
Ở dọc bên trái đường Nguyễn Thị Minh Khai (nay là Pasteur) đoạn đối diện với đầu đường Huỳnh Thúc Kháng, có một dãy các cửa hàng buôn bán hàng điện máy, điện tử... đều trùng số 55. Vào năm 1989, khi thị trường mua bán ở khu vực Huỳnh Thúc Kháng vô cùng tấp nập, người ta nhận thấy, ở shop 55, cạnh cửa hàng trùng số của công ty dịch vụ tổng hợp Định Gia, hoạt động buôn bán hết sức nhộn nhịp. Người ta bàn tán nhau là Shop 55 do anh em Hồ Th., “dân làm ăn lớn” đứng ra cai thầu cùng một số người nữa. Hình như họ có những mối hàng lớn, giá rẻ nên nhiều cửa hàng khu vực này không cạnh tranh nổi. Dần dần giới mua bán ở Chợ Cũ hầu như đều mua lại hàng của Shop 55, trong đó phải kể đến anh T., bán đồ về nghề ảnh ở ki-ốt Nguyễn Huệ, bà S. ở Chợ Cũ, bà C. bán máy... Có thể nói là thời gian từ năm 1989 đến đầu năm 1991, Shop 55 nổi tiếng về mặt làm ăn buôn bán và chi phối giá cả các mặt hàng theo từng thời điểm ở TP. Hồ Chí Minh và nhiều bạn hàng phải lao đao vì Shop 55.
Giới buôn bán thỉnh thoảng lại thấy một người đàn ông sang trọng, nước da trắng, dáng cao ráo bước vào Shop 55 rồi khuất sau phòng cửa kính. Người đàn ông đó không xa lạ gì với Hồ Th. Đó chính là Ng. Boon Kwee (tức A Quý) - bạn hàng cũ từ những năm xưa... Đúng như có lần A Quý nói với Th., đây là thời điểm A Quý có mặt tại Việt Nam để tính chuyện “làm ăn lớn”, mà người đầu tiên A Quý cần gặp là Th.
- Tôi thấy ông bán ba cái thứ linh tinh này, làm sao có lời hả?- Một lần A Quý dò hỏi khi thầy Shop 55 chỉ bán một vài loại hàng “lặt vặt”...
Th.nhún vai:
-Làm ăn thì phải có vốn, điều đó ông quá rành! Bọn tôi ít vốn đành chịu chứ biếtlàm sao?
-Chà..., ông nói chí phải. Phải buôn lớn, đặt hàng nhiều thì làm ăn mới có lờichứ!
-Nhưng lấy đâu ra vốn? Th. phân trần...
A Quý đứng lên đi vòng quanh bàn, khoát tay ra vẻ anh chị, nói với Th.
-Thôi được để tôi tính cho. Ông cứ làm đi, tôi giúp ông bằng cách giao hàng vớisố lượng lớn cho ông bán, thanh toán tiền sau. Nói thật, tôi cũng chả ăn lờigì, chỉ muốn giúp ông.
Th.kéo ghế mời A Quý ngồi, hai mái đầu chụm lại bàn bạc. Sau khi thỏa thuận xong,Th. mừng rơn. Từ nay căn cứ vào nhu cầu của thị trường, Th. sẽ đặt hàng A Quý,A Quý sẽ gởi hàng về theo đường hàng không, vừa nhanh vừa chắc chắn. Sau đó, Th.chỉ tiêu thụ và chịu các chi phí, bán hơn giá thì hưởng, tiền trả lại A Quý...
Trướckhi về khách sạn Lê Lai, A Quý ghé tai Th. nói nhỏ:
- Ôngcố gắng bắt mối vài thằng trong sân bay, làm sao nắm được lịch bay, danh sách tổbay là xong. Phần việc còn lại tôi lo... Vậy nhé! Bai...
***
Sân vận động quân khu 7 gần sân bay, vào một buổi chiều trời đã dịu mát. Bây giờ đang là mùa hanh nắng, cỏ trên sân loang lổ vì không mọc kịp. Hồ Th. dắt chiếc xe máy gửi bên cửa ra vào, lững thững ra bên hông phía khán đài có mái che rồi thay quần áo, chạy ra sân. Trên sân một nhóm tập đá cầu môn, ở khoảng giữa hai nhóm chia nhau đá gôn “tôm”. Dân chơi bóng nghiệp dư thường đến sân này chơi, thỉnh thoảng lại thấy một vài cầu thủ có tiếng trước đây của câu lạc bộ Quân Đội nay đã nghỉ, đến đợt... Như mọi lần, Th. nhập cuộc vào một bên.
-Độ đi, bữa nay bên nào thua thì chịu một chầu nhậu... Một anh chàng lên tiếng.
- Đượcđó Hùng con!
Vừavào cuộc được khoảng 5 phút, chính Hùng con là người ghi bàn đầu tiên. Cả bọnhí hửng, tưởng chừng nắm chắc phần thắng, nhưng không ngờ ở gần cuối hiệp hai,Hồ Th. liên tiếp ghi hai bàn vào lưới, đội của Hùng con phải “chung độ!”.
Cả bọn kéo nhau đi nhậu ở quán lẩu dê nằm trên đường Hoàng Văn Thụ, gần nhà Hùng con. Vỗ vai Hùng con, Th. xởi lởi:
-Xin lỗi ông, nếu việc ghi bàn của tôi làm ông buồn...
-Ông đá khá lắm. Này, sao tôi chưa biết ông nhỉ? Hầu như ngày nào tôi chẳng cómặt ở đây...
Sau vài “chung” rượu tiết dê, ngà ngà say, Hùng con kể vớiTh. về sự quen biết làm ăn của mình với giới buôn bán đường hàng không, vì nhà Hùngcon gần sân bay, “cửa” nào Hùng con cũng biết... Chợt nhớ tới lời dặn của A Quý,Hồ Th. liền có ý định bắt thân với Hùng con, gợi ý hùn vào Shop 55... Kể từngày gặp và kéo Hùng con vào nhập hội, Shop 55 được phân công lại: Hồ Th. lohàng hóa nắm giá cả, tính toán thuế má và lời lỗ từng chuyến. Hùng con lo nhậnhàng ở sân bay và chuyển tiền đi các tổ bay chuyển về Singapore. Ph. chịu tráchnhiệm đánh hàng “điều khiển từ xa” (tức là hàng lậu qua đường biển). Lê làmchung công việc với Ph. Hồ L. (anh của Th.) lo tìm nguồn hàng nông sản cho AQuý, lo phương tiện vận chuyển hàng ra Cảng và giúp cho A Quý đứng tên nhà ở XôViết Nghệ Tĩnh...
Sau khi móc nối và nắm chắc được lịch của các tổ bay và thợmáy tham gia vào việc vân chuyển hàng lậu, chủ yếu là mặt hàng đồng hồ Seiko 5 (vớicác loại “đáy giếng”, “góc”, 206, “Cro”...), A Quý thiết lập cách thức liênlạc: Nếu ở Singapore mỗi buổi sáng y sẽ điện về Shop 55 gặp Hùng con để nắm giácả thị trường để làm giá bán cho tổ bay. Nếu ở Việt Nam, A Quý “làm giá” trướcvới tổ bay, sau đó báo về Singapore để chuẩn bị hàng... Do sự hạn chế khônggiao dịch trực tiếp được với hãng Seiko của Nhật, A Quý chỉ lấy đồng hồ từ đạilý của hãng này tại Hồng Kong với sự liên kết với công ty Takral Rikhi ởSingapore. Theo A Quý, Rikhi là người gốc Ấn Độ, sinh năm 1963, là người bảotrợ chính cho A Quý. Đó là một trong 20 người giàu nhất Singapore. Đồng hồ đượcA Quý đóng vào thùng, mỗi thùng từ 200 đến 300 chiếc và sau khi qua khâu kiểmhóa tại sân bay Changi, mỗi nhân viên tổ bay xách một thùng vào giấu trong máy bay,lấy tiền công 100 USD/thùng. Tiền công này do Hùng con trực tiếp thanh toán vớiđại diện tổ bay, các thợ máy ra nhận và đi bằng đường riêng của nội bộ hàng khôngra ngoài giao cho Hùng con hoặc những người được chỉ định...
Mới chỉ 5 giờ chiều, Nô-en 1989, đường phố Sài Gòn đã nườm nượp người xe với đầy đủ màu sắc của đôi lứa đi chơi Nô-en. Cùng với hai người bạn buôn bán vàng chung ở đường Lê Thánh Tôn, Minh Thị chạy chậm trên đường Đồng Khởi, xuống bến Bạch Đằng, hướng về khách sạn nổi Sài Gòn. Đã lâu lắm, Minh Thị không đến đây nhảy vì bận rộn chuyện buôn bán. Nhưng đêm Nô-en này, bỏ lại đằng sau chồng và đứa con gái 7 tuổi, Minh Thị muốn đi chơi cho khuây khỏa... Mặc dù đã gần 30 tuổi nhưng với dáng hình cao ráo, nét mặt hấp dẫn, cô ta vẫn đủ sức làm xao xuyến nhiều đấng mày râu, nhất là trong bộ đồ đầm rất mốt...
Sau khi mua tích kê, Minh Thị cùng hai cô bạn bước vào vàovũ trường khi trời đã xẩm tối. Nhìn qua ô của kính ra sông Sài Gòn, cô ta hồitưởng lại tuổi thơ vất vả ngoài Hà Nội. Khi quyết định vào Sài Gòn, hai vợchồng Minh Thị muốn tìm những cơ may bằng những phi vụ làm ăn bất hợp pháp,nhưng một lần bị công an kinh tế bắt giam 7 ngày tại trại giam Phan Đăng Lưu dobuôn bán vàng khiến cô ta chùn lại. Bây giờ, tình hình có vẻ dễ thở hơn...
Khi vũ trường đã đông nghẹt khách, tiếng nhạc nổi lên với những ánh chớp của đèn màu tạo ảo giác ngây ngất. Minh Thị bước ra cùng hai cô bạn nữ nhảy sô-lô một mình... Bỗng từ quầy rượu, một thanh niên bước ra, tỏ ý muốn mời Minh Thị nhảy. “Ừ trông hắn ta khá đấy!”. Cô ta nghĩ trong bụng. “Có lẽ hắn nhầm mình là vũ nữ. Càng hay”. Không ngần ngại, Minh Thị đưa tay cho anh ta.
- Tôi là A Quý. Còn cô? Khi bắt đầuvào điệu van-xơ, người thanh niên tự giới thiệu.
- Anh cần biết tên tôi làm gì ? Tôi cứtưởng...
- Cô tưởng sao?
- Hóa ra anh là người Việt?
- Ồ không, trông cô xinh lắm hà? A Quý thì thầmvào tai Thị. Đã lâu tôi không được nhảy với một người đẹp như cô...
“Hắn thật khéo nịnh. Mà sao hắn nói tiếng Việt sõi thế?”. Khi đã ngồi vào bàn, cô ta nghĩ ngợi lung tung và bất giác so sánh với chồng mình... Hơi men từ ly Whisky khiến cô ta đỏ bừng cả mặt. Chếch choáng nhìn từng đôi dập dìu trong điệu nhạc êm dịu, Minh Thị bỏ mặc hai cô bạn cũng đang cặp đôi nhảy với những ông khách không quen biết. “Mặc kệ, cứ chơi cho thỏa thích, đến đâu thì đến”, Minh Thị nghĩ. Đã lâu cô ta mới sống lại cảm giác mình được tự do...
Khi tỉnh dậy, toàn thân Minh Thị mỏi mệt. Trên chiếc bàn nhỏ, chỉ có một tấm danh thiếp để lại: “Ng. Boon Kwee-Yesca Trading Ltd...” và mấy tờ 100 USD…
(Mời quý độc giả đón đọc “Những chiếc vòi bạch tuộc: "Đánh quả" (Kỳ 3) sẽ được đăng tải vào ngày 08/6/2020).
PHONG LINH