Ảnh minh họa.
Nhóm thứ nhất là những người nghỉ hưu thông thường. Mức tăng lương hưu dự kiến được tính toán hợp lý giữa khu vực đang làm việc với người nghỉ hưu, đồng thời hài hòa giữa người cùng chức vụ trước và sau 01/7/2024.
Nhóm thứ hai là những người nghỉ hưu trước ngày 01/7/2024. Với nhóm này, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, nhà nước cần bù một phần tiền lương để giảm phần chênh lệch giữa người nghỉ hưu trước và sau thời điểm cải cách chính sách tiền lương.
Nhóm thứ ba là những người nghỉ hưu trước năm 1995. Với nhóm này, các bên cần nghiên cứu, đề xuất chính sách đặc biệt để nâng lương hưu lên cao hơn.
Liên quan đến việc điều chỉnh lương hưu theo chính sách tiền lương mới, trước đó, Bộ LĐ-TB&XH có văn bản gửi Bộ Tài chính đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội với mức 15%; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng mức 29,2% (từ 2.055.000 đồng lên 2.655.000 đồng); tăng trợ cấp xã hội 38,9% (từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng).
Theo Bộ Tài chính, với mức tăng theo đề xuất trên, tổng kinh phí chi trả là 17.276 tỉ đồng, vượt khả năng cân đối của dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đã được Quốc hội quyết định tối đa là 7.430 tỉ đồng. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị, Bộ LĐ-TB&XH rà soát, tính toán lại các phương án điều chỉnh sao cho hài hòa, phù hợp giữa các bên.
TRẦN MINH
Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động và thành lập của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài