Ảnh minh họa.
Cụ thể, việc quản lý và sử dụng tem điện tử theo Thông tư 23/2021/TT-BTC chỉ áp dụng đối với mặt hàng rượu, thuốc lá nhập khẩu để phục vụ kinh doanh tiêu dùng trong nước; việc dán tem đối với hàng hóa phục vụ bán tại cửa hàng miễn thuế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 100/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh hàng miễn thuế. Về thủ tục thông quan, theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 23/2021/TT-BTC thì doanh nghiệp phải thực hiện dán tem và tự chịu trách nhiệm việc dán tem rượu nhập khẩu cho sản phẩm rượu nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Do vậy, sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chi cục hải quan thực hiện thông quan cho lô hàng nhập khẩu và bàn giao tem điện tử cho doanh nghiệp tương ứng với lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu. Việc bàn giao tem phải được lập thành biên bản chứng nhận có xác nhận của đại diện doanh nghiệp.
Đối với việc lập Kế hoạch sử dụng tem điện tử, theo quy định thì doanh nghiệp chịu trách nhiệm lập, đăng ký kế hoạch sử dụng tem điện tử trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trước ngày 30/4 của năm liền trước năm kế hoạch phủ hợp với nhu cầu sử dụng tem điện tử; trường hợp có thay đổi thì lập, đăng ký điều chỉnh kế hoạch trước ngày 31/8 của năm thực hiện. Để đảm bảo việc doanh nghiệp đăng ký mua tem đúng nhu cầu, tránh lãng phí nguồn lực, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị hải quan địa phương rà soát kỹ việc đăng ký mua tem của doanh nghiệp khi thực hiện duyệt đăng ký Kế hoạch mua tem trên Hệ thống.
Trường hợp doanh nghiệp phát sinh nhu cầu nhập khẩu hoặc doanh nghiệp được mua hàng tịch thu, bán đấu giá của cơ quan có thẩm quyền nhưng chưa lập, đăng ký kế hoạch trong thời gian trên thì được thực hiện đăng ký kế hoạch sử dụng tem với chi cục hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu trước khi hàng hóa đến cửa khẩu hoặc nơi quản lý hàng tịch thu, bán đấu giá trước khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp sau khi lập, đăng ký kế hoạch tại chi cục hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhưng thực tế hàng hóa nhập khẩu về cửa khẩu thuộc địa bàn quản lý của chi cục hải quan khác, cục hải quan căn cứ tình hình thực tế để điều chuyển số lượng tem giữa các chi cục hải quan thuộc cục hải quan; trường hợp phát sinh giữa 2 cục hải quan tỉnh, thành phố thì Tổng cục Hải quan sẽ thực hiện việc điều chuyển.
Về thủ tục tạm xuất tái nhập tem điện tử, khi vận chuyển tem điện tử ra cơ sở sản xuất tại nước ngoài để dán trên sản phẩm hàng hóa, căn cứ thời hạn giao hàng ghi trên hợp đồng mua bán, doanh nghiệp khai thời hạn tạm xuất tái nhập và làm thủ tục tạm xuất tại chi cục hải quan nơi dự kiến nhập khẩu; sau khi hoàn thành thủ tục tạm xuất, chi cục hải quan bàn giao tem cho doanh nghiệp để vận chuyển ra nước ngoài. Khi nhập khẩu hàng hóa đã được dán tem, ngoài khai làm thủ tục nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá theo loại hình tương ứng, doanh nghiệp phải khai tờ khai hải quan và làm thủ tục tái nhập số lượng tem tương ứng với số lượng sản phẩm hàng hóa đã được dán tem. Trường hợp chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết số lượng tem đã làm thủ tục tạm xuất, doanh nghiệp chịu trách nhiệm lưu giữ để sử dụng cho số lượng sản phẩm hàng hóa còn lại trên hợp đồng mua bán, nếu điều chuyển sang hợp đồng mua bán khác thì phải thông báo lại cho chi cục hải quan bản tem về việc thay đổi này, đồng thời điều chỉnh thông tin mua tem trên Hệ thống.
Ngoài ra, trong quá trình dán tem tại cơ sở sản xuất ở nước ngoài, nếu tem bị nhàu nát, hư hỏng không nhận diện được ký hiệu tem thì doanh nghiệp căn cứ thực tế số lượng và số seri tem đã được bàn giao từ chi cục hải quan, số lượng và số seri tem đã được dán lên sản phẩm để xác định số lượng, số ký hiệu tem không được sử dụng và cập nhật thông tin báo cáo trên hệ thống phần mềm quản lý. Số lượng tem bị hư hỏng không thể sử dụng được phải được cơ sở sản xuất tại nước ngoài xác nhận và thông báo cho doanh nghiệp nhập khẩu biết.
PV
Yêu cầu thí sinh cam kết đặt nguyện vọng 1 hay ‘đặt cọc’ là vi phạm quy chế