Ảnh minh họa.
Theo đó, dự thảo quy định rõ phạm vi trao đổi thông tin. Cụ thể, trong giai đoạn điều tra, các thông tin trao đổi gồm: Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự; nhập tách vụ án hình sự; những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự; việc chứng minh dòng tiền; vật chứng; giám định, định giá tài sản; việc áp dụng chính sách hình sự; việc áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn; tương trợ tư pháp về hình sự; đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can; tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can; kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tạm giữ đồ vật, tài liệu; việc áp dụng các biện pháp xử lý vật chứng và những thông tin khác trong giai đoạn điều tra mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.
Trong giai đoạn truy tố: Nhập, tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố; Quyết định chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền; Quyết định truy tố; Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung; việc áp dụng chính sách hình sự; đình chỉ vụ án hình sự, đình chỉ bị can; tạm đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ bị can; phục hồi vụ án và những thông tin khác trong giai đoạn truy tố mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.
Trong giai đoạn xét xử: Yêu cầu bổ sung tài liệu chứng cứ, chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử; việc áp dụng chính sách hình sự; tạm đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án và những thông tin khác trong giai đoạn xét xử mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.
Ngoài ra, dự thảo quy định hình thức phối hợp như sau:
- Trao đổi trực tiếp: Tổ chức họp liên ngành theo các cấp độ chuyên viên hoặc lãnh đạo liên ngành, thành lập tổ, đoàn công tác liên ngành để hướng dẫn hoặc các hình thức phối hợp trực tiếp khác phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố.
- Trao đổi gián tiếp: Trao đổi cung cấp thông tin qua văn bản, phương tiện liên lạc điện tử và các hình thức phối hợp gián tiếp khác.
DUY ANH
Dự thảo quy định về quan hệ phối hợp hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự