(LSO) – Đối với cá nhân, hộ kinh doanh nếu có hành vi làm ảnh hưởng đến tài nguyên nước sẽ áp dụng mức xử phạt cao nhất là 250 triệu đồng. Mức phạt sẽ tăng gấp đôi khi áp dụng cho các tổ chức.
Chính phủ vừaban hành Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Nghị định,mức phạt tiềntối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250 triệu đồng đối vớicá nhân, và 500 triệu đồng đốivới tổ chức.
Trong đó, hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước phạt tiền từ 220 - 250 triệu đồng đối với hành vi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước áp dụng cho cá nhân, hộ kinh doanh.
Mứcphạt tiềncao nhất được quy định tại Nghị định này làtừ 200-250 triệu đồng đối với mộttrong các hành vi vi phạm sau:
- Bơm hút nước,tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình
dẫn đến hạ thấpmực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước.
- Không thực hiệncác biện pháp hạn chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quảnlý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền khi bơm hút nước, tháo khô trong hoạtđộng khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạnkiệt nguồn nước.
Mứcphạt tiền từ 50-70 triệu đồng được áp dụng đối với mộttrong các hành vi vi phạm sau:
-Không có biện pháp bảo đảm antoàn để rò rỉ, thất thoát dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước của cơ sở sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ, khai khoáng và các hoạt động sản xuất khác sử dụng hoá chất độc hại;
-Không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn đốivới ao, hồchứa nước thải, khu chứa nước thải đối với nước thải chứa chất thải nguy hại.
Phạt tiền từ30-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:
- Không cóphương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước khi xây dựng các khukinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị,khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải trí, tập trung, tuyến giao thông đườngthuỷ, đường bộ, công trình ngầm, công trình cấp, thoát nước, công trình khai tháckhoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,các công trình khác có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
- Không cóphương án, trang thiết bị, nhân lực bảo đảm phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm nước biển khi hoạtđộng trên biển.
Đốivới hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loạihoá chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản không bảo đảm quy chuẩnkỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước có thể bịphạt tiền từ 10-15 triệu đồng.
Đối với hành vikhông thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn ao, hồ, khu chứa nước thải trongtrường hợp nước thải không chứa chất thải nguy hại sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.
Cácmức phạt trên được áp dụng cho cá nhân, hộ kinh doanh; đối với tổ chức nếu cóhành vi vi phạm trên sẽ áp dụng mức phạt gấp đôi.
Việcquy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sảntại Nghị định không chỉ có tính răn đe cao mà còn góp phần ngăn ngừa, giảm thiểucác hành vi vi phạm, nâng cao hơn nữa trách nhiệm, nhận thức của các cá nhân, tổchức trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 10/5/2020.
Thanh Loan