Ảnh minh họa.
Trong đó, chủ đề Bưu chính viễn thông có các đề mục: Bưu chính, công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, viễn thông; Chủ đề Dân sự có các đề mục: Đăng ký biện pháp bảo đảm, quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; Chủ đề GD&ĐT có đề mục giáo dục; Chủ đề VH-TT&DL có các đề mục: Hoạt động nghệ thuật biểu diễn; Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác; Hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Thư viện...
Ngoài ra là 20 đề mục (thuộc 11 chủ đề khác) như: Tổ hợp tác; Phòng chống tham nhũng; Chăn nuôi; Tổ chức Chính phủ; Tổ chức Quốc hội; Tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện; Phòng cháy và chữa cháy;...
Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan liên quan thực hiện việc sắp xếp các chủ đề: Bưu chính, viễn thông; Dân sự; GD&ĐT; Tài chính; Tài nguyên; VH-TT&DL; Y tế, dược và 20 đề mục nêu trên vào Bộ pháp điển; đăng tải kết quả pháp điển điện tử lên Cổng thông tin điện tử pháp điển; phổ biến, tuyên truyền về kết quả pháp điển.
Các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan liên quan trong phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan mình thực hiện phổ biến, tuyên truyền, giới thiệu kết quả pháp điển đến đối tượng chịu sự tác động của các quy phạm pháp luật thuộc các chủ đề: Bưu chính, viễn thông; Dân sự; GD&ĐT; Tài chính; Tài nguyên; VH-TT&DL; Y tế, dược và 20 đề mục nêu trên.
Trường hợp có văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới thuộc các chủ đề: Bưu chính, viễn thông; Dân sự; GD&ĐT; Tài chính; Tài nguyên; VH-TT&DL; Y tế, dược và 20 đề mục nêu trên, cơ quan thực hiện pháp điển phối hợp với Bộ Tư pháp kịp thời cập nhật quy phạm pháp luật mới và loại bỏ những quy phạm pháp luật hết hiệu lực ra khỏi Bộ pháp điển theo quy định.
Q.T