Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ phối hợp với Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức chương trình trực tuyến phổ cập kỹ năng số cộng đồng cho các thành viên của Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số các sở, ban, ngành dựa trên các tiêu chí chính là hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin, hoạt động chính quyền số, cổng/trang thông tin điện tử. Với tổng điểm đạt 826,8 điểm, Cục Thuế tỉnh dẫn đầu trong bảng đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số các sở, ban, ngành. Cùng trong Top 5, có Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Văn phòng UBND tỉnh, Bảo hiểm Xã hội tỉnh.
Với các địa phương, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số gồm: Thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin, hoạt động chính quyền số, hoạt động kinh tế số, hoạt động xã hội số. 5 địa phương dẫn đầu bảng đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số các huyện, thành, thị năm 2022 gồm: Thị xã Phú Thọ, Tam Nông, Lâm Thao, Tân Sơn, thành phố Việt Trì.
Năm 2022, 95% đơn vị cấp sở, cấp huyện, 100% đơn vị cấp xã đã bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tham mưu triển khai chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị.
Toàn tỉnh đã thành lập 2.356 tổ công nghệ số cộng đồng với 7.454 thành viên, đạt 100% các xã, phường, thị trấn; tổ chức đào tạo trực tuyến khóa bồi dưỡng về chuyển đổi số cho 509 cán bộ lãnh đạo UBND cấp xã thông qua nền tảng học trực tuyến tại địa chỉ: https://onetouch.edu.vn; 100% các cơ sở giáo dục từ Tiểu học đến THPT trên địa bàn tỉnh thực hiện giảng dạy môn tin học cho học sinh.
75 hệ thống thông tin trong các cơ quan nhà nước của tỉnh đã được phê duyệt cấp độ an toàn thông tin. 100% hệ thống thông tin cấp sở, cấp huyện được kết nối dữ liệu tới Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) của tỉnh. 100% các cơ quan, đơn vị bố trí máy tính riêng soạn thảo văn bản mật theo quy định; trên 75% máy tính của cơ quan, đơn vị được cài đặt phần mềm diệt vi rút có bản quyền.
Năm đơn vị dẫn đầu xếp hạng mức độ chuyển đổi số các sở ngành tỉnh Phú Thọ năm 2022.
Năm 2022, 100% các cơ quan Nhà nước của tỉnh thực hiện việc gửi, nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số thay thế hoàn toàn văn bản giấy. Tổng số văn bản gửi nhận trên hệ thống gửi nhận văn bản điện tử của tỉnh đạt 957.196 văn bản. Tổng số văn bản đi được phát hành trên trục liên thông Quốc gia là 224.761 văn bản. 6.607 chữ ký số chuyên dùng được cấp cho cơ quan, tổ chức và cá nhân trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cung cấp 1.499 dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 75,8%. Năm 2022, Hệ thống tiếp nhận và giải quyết 637.760 hồ sơ, số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết trực tuyến là 564.270 hồ sơ, đạt 88,48% (tăng 0,04% so với cùng kỳ năm 2021).
Hệ thống hội nghị trực tuyến của tỉnh được triển khai đến 100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Năm 2022, tổ chức 296 cuộc họp trực tuyến. Trong đó, có 121 cuộc họp trực tuyến cơ quan Trung ương; 17 cuộc họp trực tuyến tỉnh - huyện - xã; 158 cuộc họp trực tuyến giữa huyện với xã với hơn 4.157 điểm cầu, số đại biểu dự họp trên 220.000 người.
144/225 Đài truyền thanh cấp xã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
- Viễn thông, đạt tỉ lệ 64%. 100% doanh nghiệp của tỉnh đã sử dụng hóa đơn điện tử, Cục Thuế tỉnh đã tiếp nhận xử lý trên 3 triệu hóa đơn điện tử.
Tính đến tháng 12/2022, Công an tỉnh thực hiện cấp mới 1.185.801 thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử, đạt 97,52% tổng số công dân đủ điều kiện trên địa bàn. Đăng ký, thu nhận 610.385 tài khoản định danh điện tử cho công dân.
Tỉ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt tỷ lệ trên 66,40%. Tỉ lệ người dân người dân biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông đạt tỉ lệ trên 70,54%.
NGUYỄN THƯƠNG