/ Pháp luật - Đời sống
/ Quy định áp dụng pháp luật khi giải quyết khiếu nại trong CAND

Quy định áp dụng pháp luật khi giải quyết khiếu nại trong CAND

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Thông tư 23/2022/TT-BCA về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân (CAND) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 30/6/2022.

Ảnh minh họa.

Thông tư này quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật của cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền trong Công an nhân dân.

Theo đó, việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Công an nhân dân đối với khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng theo Luật Khiếu nại năm 2011, Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại và Thông tư này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Việc giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự, thi hành án hình sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự và thi hành án hình sự.

Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên Công an nhân dân có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật với cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong Công an nhân dân theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 và Thông tư này nhưng không được khởi kiện tại Tòa án hành chính.

Công nhân Công an, lao động hợp đồng bị kỷ luật buộc thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai theo quy định tại Điều 50 Luật Khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hành chính.

Biểu mẫu sử dụng trong giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

PHƯƠNG HOA

Xây dựng mối quan hệ giữa Luật sư với các cơ quan báo chí

Lê Minh Hoàng