/ Pháp luật - Đời sống
/ Quy định của pháp luật về xử lý hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép

Quy định của pháp luật về xử lý hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước, một số đối tượng vì lợi ích kinh tế cá nhân đã đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam hoặc giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác vào Việt Nam, ở lại Việt Nam trái phép. Tùy theo mức độ, hậu quả xảy ra của các hành vi nêu trên thì người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tùy theo mức độ, hậu quả xảy ra của các hành vi nêu trên thì người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp xử phạt hành chính

Căn cứ quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình” thì người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

STTHành vi vi phạmHình thức phạt tiền Hình thức phạt bổ sungCăn cứ pháp lýNgười có thẩm quyền xử phạt quy định tại 
1

Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định.

Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

 Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (khoản 9 Điều 17)

Điểm a khoản 2 Điều 17

Khoản 4 Điều 66 và khoản 1 Điều 67

 
2

Trốn hoặc tổ chức, giúp đỡ người khác trốn vào các phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh nhằm mục đích vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài.

 Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (khoản 9 Điều 17)Điểm b khoản 2 Điều 17  
3

Chủ phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện chuyên chở người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép.

Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

 Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (khoản 9 Điều 17)

Điểm a khoản 4 Điều 17

Khoản 5 Điều 66 và khoản 2 Điều 67

 
4

Giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.

Từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

 Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (khoản 9 Điều 17)

Điểm a khoản 5 Điều 17

Khoản 5 Điều 66 và khoản 3 Điều 67

 
5

Tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép.

Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

 Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (khoản 9 Điều 17)

Điểm đ khoản 6 Điều 17

Khoản 6 Điều 66 và khoản 3 Điều 67

 

Trường hợp xử lý hình sự

Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và người tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép bị xử lý hình sự như sau:

2.1. Về tội “Vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép”- Điều 347 Bộ luật Hình sự năm 2015: Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

2.2. Về tội “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép”- Điều 348 Bộ luật Hình sự năm 2015:

(1). Người nào vì vụ lợi (vì lợi ích vật chất hoặc phi vật chất) mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

(2). Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với từ 05 người đến 10 người;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm. 

(3). Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Đối với 11 người trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết người.

(4). Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2.3. Theo hướng dẫn số 1557/VKSTC-V1 ngày 20 tháng 4 năm 2021 của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao thì:

– Đối với hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép nhưng chưa đưa được qua biên giới mà đã bị phát hiện, bắt giữ thì đối tượng vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép” (Điều 348 Bộ luật Hình sự năm 2015) trong trường hợp phạm tội chưa đạt.

Đối với trường hợp đưa người đã nhập cảnh trái phép vào sâu trong nội địa Việt Nam thì:

+ Nếu người được thuê biết trước việc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, nhưng vì vụ lợi đã thoả thuận hoặc tiếp nhận ý chí của người tổ chức, môi giới, đưa dẫn người vào sâu trong nội địa Việt Nam thì xử lý về tội "Tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép” (Điều 348 Bộ luật Hình sự năm 2015) với vai trò đồng phạm.

+ Nếu biết rõ người khác đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, nhưng vì vụ lợi đã đưa dẫn người đó vào sâu trong nội địa Việt Nam để lưu trú, tìm việc làm thì xử lý về “Tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép” (Điều 348 BLHS năm 2015).

 Nếu người tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép lại có hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức để phục vụ cho hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép của các đối tượng mà mình tổ chức, môi giới thì người tổ chức, người môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép ngoài việc bị xử lý về tội “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép” (Điều 348 Bộ luật Hình sự năm 2015) còn bị xử lý thêm về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” (Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015).

                 LÊ TRUNG DŨNG

Phó Chánh án Tòa án Quân sự Quân khu 2

Định tội danh đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và một số khuyến nghị

Lê Minh Hoàng