Ảnh minh họa.
Cụ thể, Thông tư này áp dụng đối với 3 loại dự án: dự án đầu tư theo phương thức PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất và dự án phải tổ chức đấu thầu theo pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa
Theo đó, so với quy định trước đây tại Thông tư 88/2018/TT-BTC, Thông tư 08/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính có một số quy định mới như sau:
Về nguồn kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, Thông tư 08/2022/TT-BTC quy định rõ nguồn kinh phí thực hiện công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (phù hợp với tính chất của từng loại dự án. Trong đó, đối với dự án PPP thì kinh phí đấu thầu được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công của cơ quan có thẩm quyền; trong khi đó các dự án phải đấu thầu thì kinh phí đấu thầu được bố trí từ nguồn kinh phí thường xuyên của bên mời thầu.
Về lập, phê duyệt và chấp hành dự toán nguồn chi thường xuyên, Thông tư 08/2022/TT-BTC bổ sung đầy đủ các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ lập, phê duyệt và chấp hành dự toán kinh phí chi thường xuyên cho công tác đấu thầu đối với các dự án phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Về quản lý, sử dụng kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, Thông tư 08/2022/TT-BTC bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với mô hình tổ chức của bên mời thầu, bao gồm trường hợp bên mời thầu là Ban quản lý dự án, Đơn vị chuyên môn trực thuộc cơ quan có thẩm quyền (đối với dự án PPP) hoặc là Đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị hành chính (đối với dự án phải đấu thầu).
Thông tư số 08/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực kể từ ngày 25/3/2022. Các nội dung quy định về chi phí lựa chọn nhà đầu tư tại Thông tư số 88/2018/TT-BTC hết hiệu lực kể từ ngày 25/3/2022. Trường hợp dự toán chi phí lựa chọn nhà đầu tư đã được phê duyệt trước ngày 25/3/2022, việc thanh toán, quyết toán chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2022/TT-BTC mà không phải thực hiện phê duyệt lại dự toán.
PV
Hoàn thiện hệ thống, đảm bảo cấp 'hộ chiếu vaccine' sớm nhất