Ảnh minh họa.
Cụ thể, theo khoản 1, Điều 61, Luật Đường bộ, số 35/2024/QH15 quy định về Giấy vận tải nêu rõ, Giấy vận tải là giấy tờ để xác nhận việc người lái xe đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng hàng hóa để vận tải đến nơi trả hàng; là bằng chứng của hợp đồng vận tải hàng hóa.
Bên cạnh đó, khoản 2, Điều 61, Luật Đường bộ, số 35/2024/QH15 cũng quy định về trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô như sau:
- Thực hiện điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước để vận tải hàng hóa;
- Tổ chức khám sức khỏe cho người lái xe và sử dụng người lái xe đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật;
- Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý điều hành và cung cấp dữ liệu về hoạt động vận tải theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hậu quả mà người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô gây ra do thực hiện yêu cầu của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô trái quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô gây ra theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, việc vận tải hàng hóa bằng xe ô tô thực hiện theo quy định tại Điều 56, Luật Đường bộ 2024, thực hiện đầy đủ các yêu cầu, điều kiện về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khi vận tải hàng hóa trên đường bộ phải có giấy vận tải theo quy định của pháp luật.
Về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sẽ quy định cụ thể.
QUÝ NGUYỄN
Đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục có được hưởng trợ cấp?