/ Thư viện pháp luật
/ Quyền và trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình

Quyền và trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình

18/11/2023 15:23 |

(LSVN) – Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023. Trong đó, Điều 12 quy định rõ về quyền và trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.


Ảnh minh họa.

Cụ thể, cá nhân có quyền và trách nhiệm của trong phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

Thứ nhất, được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; được bảo vệ, giữ bí mật về thông tin cá nhân khi báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình; được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

Thứ hai, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:

- Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này;

- Tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

Bên cạnh đó, theo Điều 11 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 thành viên gia đình có trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình gồm:

- Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.

- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

HỒNG HẠNH

Trên 18 tuổi có được nhận làm con nuôi không?

Bùi Thị Thanh Loan