Ảnh minh họa.
Mới đây, Bộ Nội vụ đã có Tờ trình Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (dự thảo Nghị định) gửi Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định.
Để đảm bảo thực hiện quyền lập hội của công dân, ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 52 ngày 22/4/1946 về hội và Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20/5/1957 về “Luật quy định quyền lập hội”.
Cho đến nay, Sắc lệnh số 102/SL/L004 vẫn còn hiệu lực thi hành, nhiều quy định của Sắc lệnh này đã không còn phù hợp với điều kiện thực tế về tổ chức, hoạt động của hội đã thay đổi trong gần 60 năm qua. Công tác quản lý Nhà nước về hội còn bất cập, hệ thống pháp luật về hội chưa đồng bộ, có các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau để điều chỉnh các hội (các hội được điều chỉnh theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP; Liên đoàn Luật sư Việt Nam được điều chỉnh theo Luật Luật sư, Hiệp hội Công chứng theo Luật Công chứng,…).
Trong thời gian tới, Luật về hội cần được tiếp tục nghiên cứu theo ý kiến chỉ đạo của cấp có thấm quyền. Để giải quyết một số bất cập trong quản lý, tố chức và hoạt động của hội, Bộ Nội vụ đã báo cáo, đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý xây dựng nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
Theo Bộ Nội vụ, hiện nay các hội ở nước ta phát triển đa dạng, phong phú, quy mô, phạm vi, tính chất hoạt động khác nhau. Một số hội đã được cơ quan có thẩm quyền của Đảng xác định là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và 10 hội được thành lập đảng đoàn để lãnh đạo hoạt động, các hội này đã có quá trình hình thành phát triển lâu dài; đa số các hội còn lại được xác định là tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nhân đạo; ngoài ra, còn có hội được xác định là tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức phi chính phủ; một số hội có phạm vi hoạt động cả nước, tỉnh, huyện, xã; có hội chỉ hoạt động trong phạm vi cả nước, xã; có hội hoạt động phạm vi cả nước, tỉnh; có hội hoạt động phạm vi cả nước, tỉnh, trường đại học. Về số lượng, tính đến tháng 12 năm 2022: cả nước có 71.669 hội (587 hội hoạt động phạm vi cả nước và 71.082 hội hoạt động phạm vi địa phương). Về cơ bản, mô hình tổ chức hoạt động của các hội là phù hợp với quy mô, tính chất, vai trò, vị trí của từng hội.
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP gồm 08 Chương 48 Điều so với Nghị định hiện hành bổ sung thêm 06 Điều.
Về cơ bản các điều của dự thảo Nghị định đã thể chế hoá chủ trương của Đảng, đảm bảo công tác quản lý của Nhà nước và vừa tạo điều kiện cho tổ chức, công dân Việt Nam thực hiện được quyền thành lập, tô chức và hoạt động hội theo quy định của pháp luật.
Về thấm quyền phê duyệt điều lệ hội của Thủ tướng Chính phủ
Kết luận số 102-KL/TW đã quy định: “về việc phê duyệt điều lệ của hội: Đối với những hội do Đảng và Nhà nước lập ra (hội có đảng đoàn) thì do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các hội khác do Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Uy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt”. Thể chế hóa nội dung này và căn cứ Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ; ý kiến của nhiều địa phương đề nghị có phân cấp hoặc ủy quyền giữa các cấp chính quyền địa phương về quản lý hội. Điều 15, dự thảo Nghị định đã phân cấp và bổ sung so với Điều 14, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định 04 nội dung sau:
(1) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ hội có đảng đoàn phạm vi hoạt động toàn quốc;
(2) Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải quyết các thủ tục về hội (trong đó có việc phê duyệt điều lệ) đối với hội có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;
(3) Chủ tịch Úy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các thủ tục về hội (trong đó có việc phê duyệt điều lệ) đối với hội hoạt động trong phạm vi tỉnh;
(4) Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết các thủ tục về hội (trong đó có việc phê duyệt điều lệ) đối với hội hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
Đồng thời, loại trừ một số trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác trong việc phê duyệt điều lệ hội như quy định tại Luật Luật sư, Luật Công chứng. Bổ sung nội dung sử dụng chung điều lệ đối với tất cả các hội có cùng lĩnh vực hoạt động chính (khoản 5, Điều 21)
Về chức trách, nhiệm vụ Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, tiêu chuẩn, điều kiện Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội
Thể chế hóa Quyết định số 118-QĐ/TW ngày 22/8/2023 của Ban Bí thư ban hành Quy chế tố chức và hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương và qua quá trình thực hiện công tác quản lý Nhà nước, cũng như tạo điều kiện để hội có cơ sở lựa chọn người đứng đầu hội đáp ứng yêu cầu trong hội nhập và phát triển đất nước; đồng thời đảm bảo những người giữ chức danh chủ tịch hội có thời gian, chuyên tâm cho công tác hội và tránh việc người quản lý Nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của hội lại tham gia điều hành hội “vừa đá bóng vừa thối còi”, trong dự thảo đã hạn chế đối tượng này tham gia làm chủ tịch hội, trừ trường hợp được cấp có thấm quyền đồng ý để giải quyết một số trường hợp đặc biệt.
Theo đó, dự thảo Nghị định đã xây dựng Điều 22 quy định chức trách, nhiệm vụ của ban chấp hành, ban thường vụ; về tiêu chuẩn, điều kiện; quy định thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội đối với tất cả các hội.
Quy định chương riêng về hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ: Kết luận số 102-KL/TW của Bộ Chính trị đã nêu: “Không xây dựng văn bản riêng đối với một số hội đã được công nhận là to chức chính trị - xã hội, hội có đảng đoàn và không quy định hội có tính chất đặc thù”; Văn bản số 226-CV/TW ngày 10/8/2015: “Đối với các hội do Đảng có nhu cầu, chỉ đạo thành lập và giao thực hiện các nhiệm vụ và các Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, thì Nhà nước tiếp tục cấp kinh phí và tạo điều kiện để hoạt động”; Văn bản số 158- TB/TW ngày 02/01/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Kết luận số 102-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về hội quần chúng trong tình hình mói, có nội dung: “Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, thường xuyên của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ”; Quyết định số 118-QĐ/TW của Ban Bí thư ban hành Quy chế tố chức và hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương, trong đó có quy định danh sách hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương, cơ quan lãnh đạo hội...
Theo đó, trên cơ sở thế chế hoá chủ trương của Đảng và kế thừa Chương VI (quy định về hội có tính chất đặc thù) của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; dự thảo Nghị định đã sửa đối, bố sung một số nội dung chuyến thành Chương VI (quy định về hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ), trong đó quy định cụ thế một số điều: - Điều 36 xác định Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương và địa phương: Quy định danh sách 30 hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương; đồng thời giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ của địa phương để xác định hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở địa phương; - Điều 37. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm vụ hội: Ngoài những quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm chung nhưng hội quần chúng khác thì hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ có một số quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm riêng; Điều 38,Điều 39: Quy định riêng về chính sách của Nhà nước đối với hội và người làm việc tại hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ; Thể chế hoá Điều 2, Điều 3, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Quyết định số 118- QĐ/TW của Ban Bí thư ban hành Quy chế tô chức và hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương: Điều 40 quy định cơ quan lãnh đạo của hội gồm đại hội, ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực hội; Điều 41 quy định về tiêu chuẩn Chủ tịch, phó chủ tịch và quy trình nhân sự đối với hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ đế cơ quan Nhà nước, tổ chức, công dân biết, thực hiện và lựa chọn; đồng thời quy định cụ thê số lượng phó chủ tịch chuyên trách để tránh việc bầu quá nhiều cấp phó, gây hiệu ứng không tốt trong dư luận xã hội, phù họp với chủ trương của Đảng và đảm bảo công tác quản lý Nhà nước…
HỒNG HÀ