/ Nhịp cầu doanh nghiệp
/ Sau dịch Covid-19, dấu hỏi về khoản lỗ hơn 4.000 tỉ đồng của Jetstar

Sau dịch Covid-19, dấu hỏi về khoản lỗ hơn 4.000 tỉ đồng của Jetstar

05/01/2021 18:02 |

(LSO) - Diễn biến dịch Covid -19 phức tạp khiến cho ngành hàng không rơi vào tình cảnh lao đao, và hãng hàng không Jetstar Pacific Airline (Jetstar) cùng cổ đông chính là Vietnam Airlines cũng không phải ngoại lệ. Ngoài thông tin Tập đoàn Qantas của Australia muốn rút 30% cổ phần, thì số lỗ lũy kế của Jetstar lên đến hơn 4.000 tỉ đồng qua nhiều năm kinh doanh đang đẩy số phận của hãng bay giá rẻ này đứng trước tình thế vô cùng khó khăn...

2 cổ đông chính điêu đứng vì dịch

Được biết, Công ty Cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airline hiệndo 3 cổ đông nắm giữ phần vốn. Trong đó, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam(Vietnam Airlines) hiện đang nắm 68,86% cổ phần; Tập đoàn Qantas của Australianắm 30% cổ phần và Tổng Công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist) nắm 1,14% cổ phần.Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lan rộng như hiện nay, thì ngành hàngkhông và du lịch đều là những “nạn nhân” chịu ảnh hưởng trực tiếp và thiệt hạinặng nề về kinh tế.

Trong thư động viên gửi toàn thể cán bộ, công nhân viên, ôngDương Trí Thành, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho rằng: Chưa bao giờ phải độtngột dừng gần như toàn bộ hoạt động với gần 100 máy bay trong tổng số 106 máybay hiện có. Dự kiến, năm 2020, Vietnam Airlines sẽ giảm tải cung ứng khoảng60%; doanh thu giảm 50.000 tỷ đồng, tương đương giảm 65% so với kế hoạch.

Ngày 16/4 vừa qua, tại Hội nghị “Đối thoại với doanh nghiệp” để tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, ứng phó với dịch bệnh Covid-19, ông Dương Trí Thành cho biết lượng khai thác của hàng không Việt Nam chỉ còn 2 - 5% năng lực. Vietnam Airlines là hãng quốc gia cũng chỉ khai thác 3 đường bay nội địa, các đường bay quốc tế chủ yếu là chở hàng y tế và đưa công dân Việt Nam hồi hương.

Ông Dương Trí Thành cho rằng, hai ngành chịu tác động lớn nhấtlà vận tải và du lịch. Đến thời điểm này, các hãng hàng không Việt Nam dừng máybay trên 90%. Đối với Vietnam Airlines, quy mô có khoảng 100 máy bay, sau dịchbệnh, nếu làm ăn tốt thì tối thiểu phải mất 5 năm mới bù được khoản lỗ phátsinh.

Bên cạnh sự khó khăn mà cổ đông chính của hãng Jetstar làVietnam Airlines đang gặp phải, thì trong những ngày gần đây lại có thêm thôngtin cho rằng Tập đoàn Qantas của Australia muốn rút 30% phần vốn góp tạiJetstar.

Hiện chưa rõ diễn biến, kết quả cụ thể liên quan đến thông tin này. Nhưng điều dễ nhận thấy, nếu Tập đoàn Qantas thực hiện thành công việc rút vốn, câu chuyện 13 năm hợp tác giữa Vietnam Airlines và Tập đoàn Qantas sẽ phải chấm dứt. Đồng nghĩa với việc hãng hàng không giá rẻ Jetstar muốn tồn tại thì sẽ triển khai tái cơ cấu lại.

Dấu hỏi trách nhiệm về khoản lỗ lũy kế hơn 4.000 tỉđồng?

Sau đại dịch Covid-19, số phận hãng hàng không giá rẻ Jetstar sẽ“bay” về đâu? Câu trả lời còn tùy thuộc vào sự điều hành của các cổ đông chính.Tuy nhiên, có một sự thật hiển nhiên là số lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2018 củaJetstar đã là 4.252 tỉ đồng vẫn còn đang treo đó...

Bóc tách số lỗ lũy kế này cho thấy, quá trình kinh doanh củaJetstar trong những năm qua chỉ luôn là điệp khúc lỗ triền miên. Tính riêngtrong giai đoạn năm 2008 - 2009, Jetstar Pacific báo lỗ tới gần 700 tỉ đồngtrên doanh thu chỉ 1.700 tỉ đồng. Sang giai đoạn năm 2010 - 2011, Jetstar vẫn bịthua lỗ. Và số lỗ năm 2011 lại tăng gấp đôi so với năm 2010, lên hơn 430 tỉ đồng.

Sau khi Vietnam Airlines trở thành cổ đông lớn (68,86%), trên thựctế, Jetstar Pacific vẫn tiếp tục thua lỗ và năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể,Jetstar báo lỗ sau thuế gần 900 tỉ đồng trong năm 2016, và lỗ 1.000 tỉ đồngtrong năm 2017. Tính tới cuối năm 2017, lỗ lũy kế của Jetstar đã lên tới trên4.286 tỉ đồng, vượt qua cả vốn điều lệ của Công ty.

Việc kinh doanh của Hãng hàng không Jetstar không thuận buồnxuôi gió đã khiến cho Vietnam Airlines - cổ đông lớn nhất chịu thiệt hại nhiềunhất. Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước đã gián tiếp gánh chịu những khoảnlỗ nghìn tỉ của Jetstar bởi Vietnam Airlines là doanh nghiệp mà Nhà nước.

Điều đáng nói là dù làm ăn thua lỗ liên tục như vậy nhưng hiện tại,những lãnh đạo chủ chốt của Jetstar đã không còn tiếp tục ở lại để chèo chốngcon thuyền này nữa mà đã lần lượt thuyên chuyển và trở thành các lãnh đạo củaVietnam Airline.

Trở lại khoản lỗ hơn 4.000 tỉ của Hãng hàng không Jetstar, nếutruy trách nhiệm đến cùng đối với các khoản thua lỗ từng thời kỳ của hãng hàngkhông Jetstar thì phải là rõ trách nhiệm của lãnh đạo Công ty.

Trước đó, nói về khoản lỗ khủng của Jestar nhưng lãnh đạo vẫn đượcthăng chức; Theo Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân tỏ ra rất bất ngờ trước hiện trạngthua lỗ nhiều năm của hãng hàng không này. Bởi lẽ, Jetstar Pacific là doanhnghiệp có rất nhiều ưu thế trong hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không, đặcbiệt là từ khi Jetstar Pacific quay trở lại thuộc quyền quản lý của VietnamAirlines. Và trách nhiệm đầu tiên phải kể đến đó là các lãnh đạo điều hành củaJetstar Pacific...

Trong thời gian tới đây, hãng hàng không giá rẻ Jetstar tái cơ cấu ra sao, cái tên Jetstar Pacific liệu có tiếp tục còn trên bản đồ bay của Việt Nam? Với tình hình thực tế dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như nhiện nay, dư luận đang đặt câu hỏi: Liệu rằng, dịch có “nhấn chìm” trách nhiệm, xí xóa cho những cá nhân gây ra khoản lỗ khủng của Jestar?  Hay đại dịch có thể là "giọt nước làm tràn ly", sẽ làm minh bạch, phơi bày về khoản lỗ hơn 4.000 tỉ và trách nhiệm người đứng đầu?

Trong diễn biến khác, quý I/2020, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) ước doanh thu hợp nhất đạt 19.212 tỉ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2019, còn lợi nhuận âm 2.383 tỉ đồng. Vietnam Airlines dự kiến, nếu dịch kéo dài đến quý IV/2020, tổng doanh thu cả năm ước đạt 38.140 tỉ đồng và con số lỗ có thể lên tới 19.651 tỉ đồng... Tính đến cuối năm 2019, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines là 18.588 tỉ đồng. Với con số ước lỗ của năm 2020, Hãng hàng không quốc gia thậm chí âm vốn chủ sở hữu tới hơn 1.000 tỉ đồng...

LSO (t/h)

/tong-cong-ty-dia-oc-sai-gon-kho-thu-hoi-hon-1-400-ti-dong.html