Ảnh minh họa.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, Bộ GD&ĐT rất chủ động để xây dựng phương án tuyển sinh 2022. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay, việc điều trị F0 diễn ra không dài hoặc trong trường hợp cần thiết thì sẽ tổ chức thành một đơn vị giúp Bộ để cân nhắc quy định thêm. Bên cạnh đó, liên quan đến những vấn đề đặt ra trong tuyển sinh năm 2022, đặc biệt với những thí sinh diện F0 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT cho biết, tuỳ tình hình Bộ này sẽ có phương án giải quyết thấu đáo cho học sinh.
Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, toàn quốc hiện có 18 F0 là học sinh lớp 12 và và 394 em là F1, tập trung chủ yếu ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam và Điện Biên. Bộ GD&ĐT đã trình lãnh đạo các bộ ngành và đặc biệt là Bộ Y tế nhằm xây dựng các kịch bản ứng phó với dịch Covid-19. Bên cạnh đó, các địa phương có kịch bản ứng phó với dịch bệnh trong khi tổ chức kỳ thi.
Về cách thức tổ chức kì thi, trước hết các địa phương rà soát, phân loại các F. Đối với các thí sinh là F0, cũng như các trường hợp ốm đau nên các em không tham dự kỳ thi và được xét đặc cách theo quy định. Đối với các thí sinh diện F1, sẽ được bố trí điểm thi riêng. Nếu điểm thi cách xa khu cách ly, và phải di chuyển bằng ô tô thì các địa phương cần có biện pháp để tránh lây nhiễm chéo. Như Đà Nẵng năm ngoái, quá trình đưa học sinh đi thi và đưa về có trang phục bảo hộ...
Ngoài ra, xung quanh những điểm mới dự kiến trong tuyển sinh 2022, trong đó có tính hiệu quả của lọc ảo, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý nguyện vọng, lọc ảo dựa trên nguyên tắc rất đơn giản. Trên nền tảng đã có, hệ thống sẽ tăng tải dữ liệu song không đáng kể.
Các trường đại học vẫn xét tuyển theo cách thức của mình bình thường, tự chủ xét tuyển. Hệ thống của Bộ GD&ĐT chỉ làm công việc xử lý nguyện vọng và lọc ảo, thông qua đó sắp xếp các thí sinh trúng tuyển ở nguyện vọng cao hơn.
PV