Người dân đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19 tại ga tàu điện ngầm ở Singapore. Ảnh minh họa: THX/TTXVN.
Tái tuyển dụng là việc ký lại hợp đồng với những người đã đến tuổi về hưu nhưng vẫn muốn tiếp tục làm việc.
Phát biểu tại cuộc tranh luận của Ủy ban Cung ứng trong Quốc hội Singapore, Bộ trưởng Tan See Leng nhấn mạnh một thỏa thuận đã được ký kết trong vòng tranh luận mới này, sau thành công của vòng trước.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nhà nước phụ trách Nhân lực Gan Siow Huang lưu ý rằng vào năm 2023, trung bình hơn 9 trong số 10 lao động kỳ cựu đủ điều kiện và mong muốn tiếp tục làm việc đã được đề nghị tái tuyển dụng. Bà khuyến khích các nhà tuyển dụng lập kế hoạch sớm, đồng thời xem xét điều chỉnh kế hoạch nhân lực, nâng cao kỹ năng cho người lao động để giữ chân những nhân viên kỳ cựu. Đây là lý do tại sao cơ quan chức năng Singapore đang thực hiện cách tiếp cận từng bước và thông báo sớm kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu cũng như tuổi tái tuyển dụng.
Lần gần nhất Singapore triển khai kế hoạch nâng độ tuổi nghỉ hưu và tái tuyển dụng là vào tháng 7/2022 lên lần lượt 63 và 68 tuổi. Việc đạt được thỏa thuận về tăng tuổi nghỉ hưu cũng như tái tuyển dụng vào năm 2026 nói trên nằm trong lộ trình nâng độ tuổi về hưu cũng như độ tuổi tái tuyển dụng của "đảo quốc Sư tử" lên mức tương ứng 65 và 70 tuổi vào năm 2030. Kế hoạch này phù hợp với khuyến nghị của Nhóm làm việc ba bên về Lao động lớn tuổi vào năm 2019.
Theo số liệu thống kê chính thức, tính đến tháng 6/2023, Singapore có gần 20% công dân từ 65 tuổi trở lên. Tổng tỷ suất sinh của nước này giảm xuống 0,97 vào năm ngoái, lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia Đông Nam Á này giảm xuống dưới ngưỡng 1.
PHƯƠNG HÀ/TTXVN
Đề xuất mới về đào tạo, cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu