(LSO) - Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, điều rất mừng là mặc dù tỷ lệ tử vong của bệnh nhân Covid-19 trên thế giới đang gia tăng nhưng đến nay Việt Nam chưa có trường hợp nào tử vong, số ca mắc mới cũng tăng chậm hơn rất nhiều.
Đây là thành tựu rất lớn của ngành y tế. Đến nay, Việt Nam là một trong 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có trên 200 ca mắc Covid-19, Việt Nam đang đứng thứ 88 nhưng chưa có trường hợp nào tử vong. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 nhận định, đến nay số ca nhiễm ở Việt Nam không tăng theo quy luật của thế giới, bởi chúng ta có những giải pháp phòng chống dịch hiệu quả cao. Trong giai đoạn đầu, Việt Nam đã ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 22/01, tới ngày 11/02/2020 có 16 ca và toàn bộ 16 ca này đã được chữa khỏi.
“Sang giai đoạn 2, từ ngày 06/3 (thời điểm xuất hiện bệnhnhân thứ 17) đến nay chúng ta mới chỉ có tổng hơn 200 người nhiễm Covid-19 (cảhai giai đoạn) đứng thứ 88/200 quốc gia, vùng lãnh thổ thế giới, chưa có bệnhnhân tử vong. Do đó, trong thời gian tới cả hệ thống cần tiếp tục tập trung thựchiện thật tốt các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo để triển khaiphòng, chống dịch hiệu quả”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết thêm.
Bước sang giai đoạn 2, tính từ ngày 06/3 khi phát hiện ca bệnhthứ 17. Tới ngày 19/3 cả nước đã có 100 ca nhiễm. Như vậy thời gian từ 1 lên100 ca của Việt Nam là 57 ngày dài hơn so với mức trung bình trên thế giới là30 ngày. Nếu trừ đi 16 ca giai đoạn 1 thì ngày 21/3/2020, Việt Nam có 100 canhiễm bệnh mới.
Số ca nhiễm ở ViệtNam tăng chậm hơn rất nhiều
Từ mốc 100 ca đến 1000 ca, thời gian trung bình trên thế giớilà khoảng từ 7 đến 9 ngày. Riêng Nhật Bản là khoảng 28 ngày. Tại Việt Nam, kể từmốc 100 thì sau 7 ngày có 171 ca, sau 9 ngày có 203 ca. Như vậy, tình hình sốca nhiễm ở Việt Nam tăng chậm hơn rất nhiều vì Việt Nam thực hiện các giải phápchủ động, kịp thời, sớm và và hiệu quả.
Về chuẩn bị phương án điều trị trong tình huống dịch lan rộng,Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn thông tin, hệ thống y tế của Việt Nam khác với cácnước, là có trạm y tế xã, bệnh viện huyện, tỉnh, Trung ương. Theo đó, mọi bệnhnhân Covid-19 đều được chăm sóc y tế. Nếu dịch lan rộng tại một địa phương,ngành Y tế đã sẵn sàng điều động các nguồn lực lượng ở địa phương khác để tậptrung dập dịch.
Về vấn đề điều trị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, chúng ta đã có những thành công nhất định. Tình hình các bệnh nhân nặng đang tiến triển tốt. Ngành y tế đang tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm một số loại thuốc, đồng thời cập nhật phác đồ điều trị của thế giới.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, cần thực hiệnnghiêm nguyên tắc bệnh nhân ở tuyến nào, điều trị ở tuyến đó. Đồng thời, Bộ Y tếcũng đã tính toán phương án giảm tải cho đô thị lớn; chuẩn bị các nguồn lực ứngphó với dịch bệnh trong trường hợp bệnh nhân tăng đột biến.
Tại cuộc họp, vấn đề được đưa ra thảo luận để bổ sung vàophương án 4 khi Hà Nội bước vào giai đoạn có hàng chục nghìn người mắc bệnhCovid-19. Theo đó Hà Nội đã rà soát đến thời điểm này đã chuẩn bị 1000 giường bệnhtại 5 bệnh viện để thu dung, điều trị bệnh nhân mắc, trong đó cũng tính toán sốlượng máy thở là 10 máy/100 bệnh nhân.
Bộ Y tế cũng đề nghị Hà Nội tính đến các phương án điều chuyểnbệnh nhân về các tỉnh xung quanh khi Hà Nội quá tải.
Liên quan đến vấn đề xét nghiệm, tại cuộc họp, ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch TP. Hà Nội cho biết, qua điều tra đã xác định trên 16.700 người trên toàn TP. Hà Nội liên quan Bệnh viện Bạch Mai. Hà Nội đã lên danh sách này, thống nhất cách ly tại gia đình, các cơ sở cách ly tập trung và triển khai xét nghiệm sàng lọc ca dương tính sẽ lập tức đưa vào bệnh viện điều trị, với các ca âm tính tiếp tục cách ly đủ 14 ngày. Đối với nước ta, hiện chưa có nhiều người lây nhiễm nên phương án tốt nhất là cách ly những người nghi nhiễm và làm xét nghiệm bằng máy móc để xác định chính xác.
Thái Hà(Tiền phong)