/ Hồ sơ - Tư liệu
/ Số phận kẻ trở về từ San Jose (Kỳ 1): Kẻ có lệnh truy nã

Số phận kẻ trở về từ San Jose (Kỳ 1): Kẻ có lệnh truy nã

01/01/0001 00:00 |

(LSO) - Do đã quan sát khá kỹ về vị trí trốn ra ngoài nên bọn chúng dễ dàng cắt kẽm gai phía con đường nhỏ, lợi dụng bóng tối trốn thoát khỏi Trại Suối Máu vào lúc 2 giờ sáng...

Khi trời bắt đầu sẩm tối, Trại Suối Máu ở Tam Hiệp, Đồng Nai trở nên yên lặng. Từng đám mây vần vũ trên trời, báo hiệu cơn mưa giông sắp tới. Nằm trong căn nhà lá, Trần Mạnh Quỳnh mệt mỏi nhìn sang Trung úy Lữ Châu và Thiếu úy Nguyễn Đức Lâm... Không khí trong nhà rất ngột ngạt. “Nếu đêm trời mưa giông, kế hoạch vượt trại của chúng sẽ thành công” - hắn thầm nghĩ… Suốt cả tuần nay, hắn đã nghiên cứu kỹ lưỡng rào trại ở phía đông nam, ở đó có một con đường nhỏ chạy về hướng Biên Hòa. Xung quanh con đường cỏ Mỹ cao ngang lưng, rất thuận tiện khi hành sự...

Bây giờ thì phải chờ đợi, Trần Mạnh Quỳnh nằm vắt tay lên trán. Hắn không ngờ cuộc đời binh nghiệp đánh thuê cho Mỹ của hắn long đong lận đận đến thế! Nhiều tên sĩ quan ra trường nhờ có tiền hay thân thế nên được đưa về những nơi êm ấm, tránh được binh đao... Còn hắn, với cả một đàn em 11 đứa, nhà nghèo nên đành chịu. Đã nhiều lần hắn muốn nổi loạn nhưng không thành, vừa định cứng đầu chống đối là bị “kỷ luật” điều đi ngay chỗ xương xẩu...

Năm 1968, hắn bị gọi động viên vào trường Thủ Đức, đến tháng 6/1969 mãn khóa ra trường với cấp bậc Chuẩn úy trù bị, hắn được điều về tiểu khu Thừa Thiên (chi khu Hương Thủy) với nhiệm vụ sĩ quan liên lạc. Càng đi sâu vào cuộc đời binh nghiệp, hắn càng thấy thối nát khi sống theo kiểu “sống chết mặt bay, tiền thầy bỏ túi...”.

Trần Mạnh Quỳnh tại phiên tòa sơ chung thẩm: Ảnh: Xuân Ngọc.

Trong suy nghĩ của hắn, người ta đánh giá con người trên giá trị vật chất tài sản - đó là cái mà hắn thiếu. Bạn bè cùng lứa với hắn chỉ là quan hệ tạm bợ, hắn chẳng thân thiết với ai. Hắn chỉ lo sao kiếm được đồng tiền để nuôi gia đình và người vợ hắn mới cưới năm 1970 vốn là nữ sinh trung học Đồng Khánh...

Một bữa bất mãn, hắn vô tình làm nổ súng, đạn trúng vào tay nên bị thượng cấp tình nghi là tự hủy hoại thân thể, bọn quân Pháp xuống “quần” suốt thời gian hắn nằm điều trị tại bệnh viện. May cho hắn không phải ra tòa án binh, nhưng hắn bị điều đi tiểu khu Tuyên Đức đối chọi với cái chết...

Tháng 12/1972, hắn được phong Trung úy nhưng thói nào tật nấy, với bản tính hung hăng, hắn lại bị 15 ngày “trọng cấm” vì lý do hành hung nhân viên công lực gây thương tích. Thánh 6/1973, hắn được đưa về Tiểu đoàn 203 địa phương giữ chức đội phó, nhưng sau đó bị phạt giam 30 ngày vì hành vi “không giáo dục thuộc cấp” nên lại bị đưa ra Tiểu khu Quảng Nam. Trong một lần về thăm nhà ở Huế, hắn tham gia đánh lộn bị quân cảnh Huế bắt giam 12 ngày... Sau đó, hắn được điều về làm huấn luyện viên thể dục và chiến thuật tại trung tâm huấn luyện Sư đoàn 1 cho đến tháng 10/1974. Từ đó, hắn được đưa đi học khóa 16 sĩ quan thể dục thể thao tại trường võ thuật Thủ Đức. Tháng 3/1975, nhận lệnh trở lại Sư đoàn 1 nhưng hắn không trở về đơn vị mà trở về thẳng nhà, bàn với vợ thu vén tiền bạc buôn bán ở chợ Đông Ba, tìm cách chuồn vào Sài Gòn để chạy trốn chiến sự đang khốc liệt ở Thừa Thiên - Huế. Tại đây, vợ chồng hắn mua căn nhà ở Cư xá Trương Minh Giảng cho đến ngày miền Nam được giải phóng...

Đến khi được tập trung cải tạo ngắn hạn tại trại Suối Máu này, hắn vẫn nuôi trong mình ảo tưởng về thời thế đổi thay, rắp tâm kế hoạch trốn trại, mặc dù bề ngoài, hắn tỏ ra thành khẩn nhìn nhận trong bản tự khai khi nhập trại: “...Về chính trị thì tôi không thích, vì tôi quan niệm đã làm chính trị thì phải có lý tưởng, mà tôi thì không có lý tưởng gì cả(!?)”. Đôi khi, hắn còn vờ vĩnh “đề đạt nguyện vọng được tham gia công tác theo khả năng chuyên môn”, được trở thành “công dân chân chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, được “tăng gia sản xuất”... Thậm chí hắn còn cam đoan “từ nay về sau hết sức tôn trọng chính quyền cách mạng, nghiêm chỉnh chấp hành mọi chính sách pháp luật của chính quyền cách mạng, làm ăn lương thiện, không làm điều gì phản bội Tổ Quốc. Nếu tôi có lời nói, hành động chống đối chính quyền cách mạng thì xin chịu trừng trị nghiêm khắc”... Hắn vẫn biết chính quyền cách mạng khoan hồng đối với những người như hắn, tạo điều kiện cho hắn học tập vừa lao động thời gian ngắn để có thể trở về với cuộc sống bình thường của xã hội mới, nhưng bản tính hắn ngỗ ngược đã thành thói quen, nên giữa lời hắn nói với việc hắn làm không bao giờ giống nhau.

... Đúng lúc hắn đang miên man nghĩ thì sấm nổ rền trời, ánh chớp xé rách màn đêm và sau đó mưa đổ ào ào như thác lũ. Đây chính là thời điểm bọn chúng chờ đợi. Hắn kêu Lữ Châu và Nguyễn Đức Lâm ngồi dậy chuẩn bị hành động, cầm sẵn kềm cắt kẽm gai trên tay (chiếc kềm này hắn nhặt được khi cắt cỏ). Cả bọn lần lượt lách cửa, biến vào màn đêm sũng ướt. Do đã quan sát khá kỹ về vị trí trốn ra ngoài nên bọn chúng dễ dàng cắt kẽm gai phía con đường nhỏ, lợi dụng bóng tối trốn thoát khỏi Trại Suối Máu vào lúc 2 giờ sáng... Theo kế hoạch, gần đến Biên Hòa, bọn chúng tách ra riêng lẻ từng người, khi trời sáng Trần Mạnh Quỳnh cởi phăng bộ đồ của Trại, mặc một bộ bà ba đen đã chuẩn bị trước, bám xe đò từng chặng về đến Huế...

Sáng hôm sau, ngày 08/5/1978, đơn vị quản lý Trại phát hiện cả 3 tên Quỳnh, Châu và Lâm đã lợi dụng đêm mưa cắt rào chốn nên đã phát lệnh truy nã số 19...

***

Về phần Trần Mạnh Quỳnh, sau khi về đến Huế, hắn tìm cách liên lạc với một số tên sĩ quan trốn trại cải tạo, bàn kế hoạch vượt biên sang Hồng Kông. Lúc này, cha hắn là Thiếu tá Trần Viết Nghi cũng đang bị cải tạo không biết ở nơi nào, mẹ hắn thì nợ nần chồng chất... Hắn tìm đến nhà Lê Quang Trinh ở Huế, vốn là sĩ quan chung Sư đoàn 1 rủ rê vượt biên, nhưng Trinh lúc đó cũng vừa trốn trại trở về, gia đình khó khăn nên không đi theo Quỳnh, mặc dù đã được thông báo về thời gian và thời điểm vượt biên. Khi sang đến Hồng Kông được khoảng 7 tháng, hắn được bảo lãnh sang Mỹ, sống ở San Jose. Tại đây, hắn học nghề điện tử, làm tại hãng điện tử National, đến cuối năm 1992 nghỉ việc mở quán café tại Montery CA. San Francisco CA, đến năm 1987 mở tiệm sửa xe tại San Jose...

Nhờđã làm nhiều nghề, trong đó có nghề chủ quán, hắn quen và tập hợp một số sĩquan di tản từ năm 1975, bàn chuyện thời cuộc, lo sợ trước sự đổi mới ngày càngcó uy tín quốc tế của Việt Nam, nên rắp tâm tham gia những tổ chức phản độnghải ngoại, trong đó có tổ chức do Phan Quang Đán cầm đầu. Được một thời gian,hắn thấy thực chất tổ chức của Đán toàn là bọn “xôi thịt”, dựa hơi chính trị đểkiếm chác, móc túi những người nhẹ dạ cả tin nên bỏ. Năm 1982, hắn cùng một sốngười như Hoàng Đức Minh, Nguyễn Văn Đăng, Nguyễn Phùng, Đào Quang, Trần AnhTuấn lập ra tổ chức “Đoàn thanh niên thiện chí”... do Nguyễn Phùng làm trưởngnhóm, hắn làm phó nhóm.

Từ đây, hắn cùng một số đồng bọn tìm cách thâm nhập trở lại Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu phá hoại. Hắn vẫn chưa quên đêm trốn trại cách đây 15 năm, nên đổi tên thành Trần Văn Nhị (tên Mỹ là Jimmy Trần) nhằm đánh lừa các cơ quan chức năng Việt Nam về cái lệnh truy nã số 19 còn nguyên giá trị...

(Mời quý độc giả đón đọc kỳ tiếp theo: "Số phận kẻ trở về từ San Jose (Kỳ 2): Cuộc tình với nữ tiếp viên nhà hàng Phong Trầm" sẽ được đăng tải vào ngày 16/6/2020).

PHONG LINH

/nhung-chiec-voi-bach-tuoc-ky-5-tan-son-nhat-11-9-1991.html