/ Tin thế giới
/ SpaceX mở ra kỷ nguyên du hành không gian thương mại, Mỹ tuyên bố hoãn hội nghị thượng đỉnh G7

SpaceX mở ra kỷ nguyên du hành không gian thương mại, Mỹ tuyên bố hoãn hội nghị thượng đỉnh G7

05/01/2021 18:04 |

(LSO) - Sáng ngày 31/5 (giờ Việt Nam), tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX cùng 2 phi hành gia Mỹ đã rời bệ phóng, mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực du hành không gian thương mại. Cùng với đó, Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ hoãn hội nghị thượng đỉnh Nhóm G7 dự kiến diễn ra vào tháng 6 và mời các quốc gia khác tham gia cuộc họp, bao gồm cả Nga.

SpaceXmở ra kỷ nguyên du hành không gian thương mại

Hai phi hành gia NASA, Douglas Hurley (trái) và Robert Behnken trước giờ xuất phát. Ảnh: AP

Đây được coi là chuyến bay lịch sử đánh dấu lần đầutiên kể từ năm 2011, các phi hành gia Mỹ bay lên vũ trụ với sự hỗ trợ của tên lửađẩy chế tạo trong nước và được phóng đi từ lãnh thổ Mỹ.

Chuyến bay còn là phi vụ đầu tiên sử dụng tàu khônggian mới sau 40 năm chinh phục không gian của Mỹ. Thành công của phi vụ này rấtquan trọng vì sẽ chứng minh hiệu quả từ công nghệ đưa người lên không gian củaTập đoàn SpaceX của tỉ phú Mỹ Elon Musk.

Theo báo chí Mỹ, tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã đượcphóng từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy vào lúc 2h22 sáng ngày 31/5 theo giờ ViệtNam. Falcon 9 đã đưa 2 phi hành gia Doug Hurley và Bob Behnken vào vũ trụ trêncon tàu Crew Dragon do SpaceX mới thiết kế.

Ngay trước khi khởi hành, phi hành gia Hurley nói"SpaceX, chúng tôi chuẩn bị xuất phát. Thắp chiếc nến này lên nào".Ông đã lặp lại câu nói nổi tiếng của phi hành gia Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ,Alan Shepard.

Tên lửa đẩy mang theo tàu vũ trụ SpaceX rời bệ phóng sáng 31/5. Ảnh: AP

Vài phút sau khi phóng, tên lửa tăng áp giai đoạn đầucủa Falcon 9 tách khỏi tên lửa giai đoạn 2 và bay trở lại Trái Đất. Tên lửa nàyđã hạ cánh an toàn xuống bãi đáp nổi tại Đại Tây Dương.

Khi đạt đến độ cao nhất định, tên lửa giai đoạn 2 tiếptục tách khỏi Crew Dragon và tàu không gian này tiến vào hành trình đến ISS.

Tên lửa Falcon được phóng ra từ cùng một bệ phóng vớichuyến du hành không gian cuối cùng của NASA vào năm 2011, do ông Hurley lái. Kểtừ đó, phi hành gia NASA phải đi cùng tàu không gian Soyuz của Nga để vào quỹ đạoTrái Đất.

"Thật tuyệt vời, sức mạnh này, công nghệ này.Đây là cảnh tượng tuyệt đẹp", Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại buổiphóng.

Đợt phóng này từng bị hoãn lại ngày 27/5 khi chỉ còn17 phút trước giờ xuất phát vì lí do thời tiết.

Đối với tỉ phú Musk, vụ phóng này đại điện cho một cộtmốc quan trọng cho tham vọng tạo ra các tên lửa có thể tái sử dụng của ông.SpaceX là công ty tiên phong cho việc biến các cuộc du hành không gian đỡ phầntốn kém và có thể diễn ra thường xuyên hơn.

Đây cũng là lần đầu tiên du hành không gian đượcphát triển thương mại, thuộc sở hữu và vận hành bởi một công ty Mỹ chứ không phảiNASA.

Phát biểu với báo giới, đại diện NASA cho rằng đâylà một khoảnh khắc đặc biệt khi mà tất cả người Mỹ có thể dành một chút thờigian và nhìn vào điều tuyệt đẹp mà Mỹ đã làm được một lần nữa, đó là đưa cácphi hành gia Mỹ lên ISS bằng tên lửa của Mỹ và từ đất nước Mỹ.

Từ năm 2011, hệ thống tàu vận tải con thoi có ngườilái sử dụng nhiều lần của Mỹ đã ngừng hoạt động. Từ đó, chỉ có tàu vũ trụ Soyuzcủa Nga đưa phi hành đoàn lên trạm ISS. Để tiếp tục kế hoạch đưa các phi hànhgia lên ISS, Mỹ đã chế tạo những con tàu vũ trụ có người lái mới như CrewDragon của hãng SpaceX và Starline của hãng Boeing.

Crew Dragon sẽ thực hiện chuyến đi kéo dài 19 tiếngđến Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Tổngthống Mỹ tuyên bố hoãn hội nghị thượng đỉnh G7

Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời phỏng vấn trên chuyên cơ Air Force One ngày 30/5. Ảnh: REUTERS

“Hội nghị thượng đỉnh G7 có thể diễn ra vào tháng 9,trước hoặc sau kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc”, Tổng thống Trump nói vớicác phóng viên trên chuyên cơ Air Force One ngày 30/5, theo AFP.

"Tôi nhận thấy rằng G7 không còn đại diện chínhxác cho những gì đang diễn ra trên thế giới. Đây là một nhóm các quốc gia rất lỗithời", ông Trump lưu ý.

Tổng thống Trump cho hay ông muốn mời Nga, Hàn Quốc,Úc và Ấn Độ tham gia hội nghị thượng đỉnh G7.

Hiện vẫn chưa rõ liệu rằng Tổng thống Trump chỉ muốnmời thêm các lãnh đạo ngoài G7 để tham dự hội nghị hay mở rộng danh sách thànhviên G7. Trước đó, Tổng thống Trump từng đề nghị đưa Nga vào G7 vì Moscow có tầmquan trọng chiến lược toàn cầu, theo Reuters.

Nga bị loại khỏi nhóm các cường quốc sau khi  Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 vànhóm G8 từ đó đổi thành G7 với các thành viên Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản,Pháp và Ý.

Ông Trump đã hủy hội nghị thượng đỉnh G7 được lên kếhoạch vào tháng 3 tại Trại David, bang Maryland vì đại dịch Covid-19. Hồi tuầnrồi, ông Trump nhấn mạnh ông vẫn có thể tổ chức hội nghị quy mô lớn "chủ yếuở Nhà Trắng" và một số phiên họp tại Trại David vào cuối tháng 6, với hìnhthức họp trực tiếp thay vì trực tuyến.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ủng hộ ý tưởng về cuộchọp trực tiếp. Tuy nhiên, Thủ tướng Canada Justin Trudeau không ủng hộ cuộc họptrực tiếp vì mối lo ngại về đại dịch Covid-19. Còn Thủ tướng Đức Angela Merkelhồi đầu tuần này tuyên bố bà không thể tham dự.

Các lãnh đạo G7 tham dự hội nghị thường niên để thảoluận về hợp tác kinh tế quốc tế. Vấn đề hợp tác kinh tế trở nên quan trọng hơnkhi các nước G7 nỗ lực khắc phục hậu quả do đại dịch Covid-19 gây ra.

Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Alyssa Farah cho biết Tổng thống Trump muốn thảo luận về Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh G7 trong bối cảnh căng thẳng Washington-Bắc Kinh leo thang liên quan đến nhiều vấn đề từ Hồng Kông, Đài Loan cho đến đại dịch Covid-19.

LÂM HOÀNG (t/h)

/so-tay-nghi-pham-o-nhat-ban.html