/ Chưa được phân loại
/ Điều kiện về tính hợp pháp của di chúc theo quy định của pháp luật hiện hành

Điều kiện về tính hợp pháp của di chúc theo quy định của pháp luật hiện hành

05/01/2021 18:02 |

Trong xã hội hiện nay, việc viết di chúc định đoạt tài sản cho những người thân thích của mình không còn là vấn đề quá xa lạ. Trên thực tế thì các quy định của pháp luật về di chúc và quyền của người lập di chúc tưởng chừng như đơn giản nhưng trong thực tiễn còn nhiều vấn đề nảy sinh dẫn tới việc nhận định và quy định không giống nhau của một số bản án giải quyết về cùng một vụ án tranh chấp thừa kế.

Điều kiện về tính hợp pháp của di chúc theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Một số khái quát về Di chúc

Vềphương diện xã hội việc một người lập di chúc trước khi qua đời đã được thực hiệntừ rất lâu. Trong xã hội phong kiến, nhất là ở những gia đình khá giả có nhiềucủa cải, trước khi mất người ta thường lập di chúc, căn dặn và chia số tài sảncủa mình cho con cháu.

Xã hội Việt Nam từ xưa tới nay trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, kính trên nhường dưới là một đạo lí tốt đẹp được các thế hệ trong gia đình gìn giữ nên chuyện tranh chấp, kiện tụng giữa các thành viên trong gia đình là chuyện hiếm khi xảy ra do vậy một số người trước khi qua đời thường dặn con cháu mà ít khi lập di chúc bằng văn bản.

Theo Điều 624 BLDS 2015 quy định về  di chúc: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Theo quy định này, ý chí của một cá nhân nhằm dịch chuyển tài sản của mình sau khi chết cho người khác được thông qua một di chúc. Sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm định đoạt tài sản được thông qua hành vi pháp lý để dịch chuyển quyền sở hữu của người để lại di sản cho người khác sau khi người này chết. Có thể nêu đặc điểm của di chúc như sau:

(i) Di chúc là giao dịch dân sự đơn phương của cá nhân

Di chúc là sự thể hiện ý chí của bên lập di chúc, bên lập di chúc là cá nhân thể hiện ý nguyện cuối cùng về việc sử dụng và định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời. Đây là ý nguyện riêng của chính bản thân người để lại di sản và họ không quan tâm đến việc người huẩn di sản mà họ định đoạt trong di chúc có nhận hay không nhận di sản thừa kế...

(ii) Di chúc có hiệu lực kể từ ngày người lập di chúc chết

Thời điểm có hiệu lực của di chúc phụ thuộc vào thời điểm người lập di chúc chết. “Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm người lập di chúc chết. Vì thế, một di chúc được lập mặc dù đảm bảo các điều kiện (các yêu cầu) của pháp luật, nhưng khi người lập di chúc đó còn sống thì di chúc đó chưa có hiệu lực, những người hưởng thừa kế chưa có thực hiện theo ý chí của người lập di chúc. Từ đặc điểm nàyPháp luật từ thời điểm mở thừa kế” (Điều 643 BLDS 2015).

(iii) Di chúc có thể bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào

Di chúc thể hiện ý chí đơn ràng buộc hay phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc, ý chí này không bị ràng buộc hay phụ thuộc vào ý chí của người hưởng di sản. Vì thế, người lập di chúc có quyền bằng ý chí cá nhân thay đổi nội dung hoặc huỷ bỏ di chúc đã lập. Việc thay đổi hay huỷ bỏ di chúc đã lập có thể do diễn biến tình cảm, có thể do điều kiện thực tế trong quan hệ thừa kế và tình trạng tài sản của người thừa kế, hoặc là sự xuất hiện một số yếu tố mới.

(iv) Di chúc thể hiện sự định đoạt tài sản bằng một hành vi pháp lý của người lập di chúc

Một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản là: “được thừa kế tài sản” (khoản 5 Điều 170 BLDS 2015). “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Thực hiện quyền định đoạt theo căn cứ này chính là việc dịch chuyển quyền sở hữu một phần hay toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều người hưởng di sản, trong đó có thể bao gồm cả người được di tăng. Nếu nội dung của di chúc không thể hiện việc để lại tài sản cho ai thì di chúc không có nội dung định đoạt tài sản, không có ý chí về mặt vật chất. Trong khi đó, di chúc là căn cứ để làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc..

(v) Di chúc phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định

Ý nguyện cuối cùng về việc dịch chuyển tài sản cho những người khác sau khi ở chết phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định: di chúc miệng hoặc di chúc viết. Hình thức của di chúc chứa đựng nội dung mà người lập di chúc đã xác định. hình thức của di chúc có tính xác thực mong muốn bên trong của người  muốn bên trong của người lập di chúc. Do vậy, di chúc đã lập mà không tuân thủ các điều kiện về hình thức thì sẽ vô hiệu

2. Các điều kiện hợp pháp của một di chúc

Vấn đề này được quy định tại Điều 630 BLDS 2015 như sau:

Điều630. Di chúc hợp pháp

1.Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a)Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối,đe doạ, cưỡng ép;

b)Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xãhội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2.Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lậpthành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập dichúc.

3.Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phảiđược người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4.Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp,nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5.Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuốicùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người dichúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tênhoặc điếm chi. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệngthể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan cóthẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Nội dung điều luật trên kế thừa toàn bộ Điều 652 BLDS năm 2005. Một di chúc chỉ được coi là hợp pháp khi tuân thủ đầy đủ các Điều kiện mà pháp luật yêu cầu.

Di chúc được xem xét là một giao dịch dân sự đơn phương. Là một giao dịch dân sự nếu muốn được thừa nhận là có hiệu lực pháp luật thì phải đáp ứng bốn điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự nói chung theo quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015.

Di chúc chỉ phát sinh hiệu lực pháp luật khi người lập di chúc chết. Vì thế giao dịch dân sự này có tính chất đặc biệt. Nếu giao dịch dân sự khác có thể uỷ quyền cho một người khác thực hiện hoặc có thể do người đại diện theo pháp luật. Việc lập di chúc không thể uỷ quyền cho người khác “Pháp luật cũng không thể chỉ định người nào đó lập thay ai có quy định về các điều kiện bắt buộc" thủ tục lập di chúc.

2.1. Điều kiện về năng lực chủ thể

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phản ánh khả năng theo yêu cầu của pháp luật thì một di chúc có hiệu lực pháp luật thì nhất thiết năng lực dân sự của cá nhân phản ánh khả năng của cá nhân đó bằng hành vi của mình tiến hành (thực hiện) các hành vi “tạo” nên quyền và nghĩa vu dân hợp cụ thể.

Khả năng này phụ thuộc vào độ tuổi và nhận thức của cá nhân đó. Trong trường hợp này, một người chỉ được coi là có đủ khả năng thực hiện lập di chúc nếu người đó có đủ nhận thức để định đoạt tài sản.

Vì thế, pháp luật đòi hỏi người lập di chúc phải đạt đến một độ tuổi nhất định đồng thời phải đủ khả năng nhận thức của việc định đoạt tài sản của mình. Với những lý do đó mà pháp luật dân sự yêu cầu người lập di chúc phải là người đã thành niên (tròn 18 tuổi trở lên) và hoàn toàn có khả năng nhận thức vào thời điểm lập di chúc.

Nhận xét: Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, người lập di chúc có thể lập di chúc nhưng với Điều kiện phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Sự đồng ý trong trường hợp này dừng lại ở phương diện cho lập di chúc hay không? Một khi đã đồng ý thì phải tôn trọng quyền định đoạt của người này trong nội dung của di chúc chứ không có quyền quyết định hay can thiệp đến sự tự do bày tỏ ý chí của họ.

2.2. Điều kiện về ý chí của người lập di chúc

Đây là một trong những điều kiện nhằm đảm bảo di chúc thể hiện đúng ý nguyện, sự định đoạt, quyết định của người lập di chúc về việc dịch chuyển tài sảncủa họ sau khi chết.

Theo đó, người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép. Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất  giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ, là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan, mong muốn bên trong và sự thể hiện ra bên ngoài làm mất đi tính tự nguyện của người lập di chúc.Sự thống nhất này có thể bị phá vỡ trong những trường hợp người lập di chúc hoặc di chúc do họ lập trên cơ sở bị lừa dối.

Cưỡng ép người lập di chúc có thể là sự cưỡng ép về thể chất (đánh đập, thúc ép, giam cầm...) hoặc về tinh thần (như đe doạ làm mất uy tín, đe doạ gây thiệt hại đến người thân...).

Lừa dối người lập di chúc có thể được thực hiện thông qua việc đưa thông tin sai lệch để cho người có tài sản tin rằng một người đã chết hoặc đã mất tích nên không lập di chúc để lại di sản cho người đó mà để lại di sản cho người khác; đưa tin sai lệch, thất thiệt, vu cáo để người để lại di sản truất quyền thừa kế của người khác, thậm chí trong nhiều trường hợp làm sai lệch nội dung di chúc rồi đưa cho người đó ký.

Tất cả những trường hợp đó đều làm cho di chúc không phát sinh hiệu lực pháp luật.

2.3. Điều kiện về nội dung của di chúc

Nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế, phân chia di sản thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, các định đoạt về quản lý di sản...

Bản thân di chúc đã thể hiện ý chí tự định đoạt rất cao của người để lại di chúc trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời cho những người còn sống. Pháp luật không can thiệp sâu vào sự tự do ý chí ấy, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quyền định đoạt ấy không chịu sự ràng buộc nào của pháp luật.

Cũng như trong các lĩnh vực pháp luật khác, ý chí tự định đoạt của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của nhà nước, đạo đức xã hội, tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 8, Điều 10, Điều 11 về tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp tôn trọng lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và nguyên tắc tuân thủ pháp luật. Nếu di chúc có nội dung trái với pháp luật và đạo đức xã hội, trái với nguyên tắc nói trên thì có thể bị coi là vô hiệu.

Trên thực tế, thể hiện của vi phạm này khá đa dạng và để xác định mức độ vi phạm dẫn đến di chúc vô hiệu trong nhiều trường hợp khá khó khăn, đặc biệt khi cho rằng điều đó trái với đạo đức xã hội. Khi xem xét cần căn cứ nhiều yếu tố để xác định mức độ xâm phạm, vi phạm để có kết luận chính xác.

Mặt khác, theo quy định của Điều 653 BLDS 2015, nội dung của di chúc bằng văn bản ghi rõ những nội dung cơ bản và cần thiết của di chúc như: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản; Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

Về kỹ thuật, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

2.4. Điều kiện về hình thức của di chúc

Hình thức của di chúc là phương thức biểu hiện ý chí của người lập di chúc - (nội dung của di chúc), là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc.

Pháp luật quy định chúng phải được lập dưới những hình thức nhất định. Theo quy định của bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.

Như vậy về hình thức, di chúc có thể tồn tại ở hình thức di chúc miệng hoặc đi chúc bằng văn bản. Di chúc miệng là loại di chúc mà toàn bộ ý chí của người lập, di chúc miệng thể hiện bằng lời nói. Di chúc bằng văn bản là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết (viết máy, đánh máy, in) và có thể thể hiện dưới dạng di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực. Tuỳ theo loại di chúc mà pháp luật quy định những điều kiện, thủ tục về mặt hình thức, khi không đáp ứng những điều kiện đó, di chúc bị coi là vô hiệu.

HOÀNG ĐÌNH DŨNG - TAQSKV2, QK4

/kien-nghi-hoan-thien-cac-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-tham-quyen-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh.html