Ảnh minh họa.
Theo đó, thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính như sau:
- Hướng dẫn, cụ thể hóa cơ chế, chính sách, chế độ, định mức do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành trong lĩnh vực đầu tư xây dựng để thực hiện thống nhất trong nội bộ ngành Tài chính.
- Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia theo Luật Quy hoạch và Luật Dự trữ quốc gia;
- Quyết định và quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công: dự án nhóm B, C sử dụng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước; dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước thuộc Bộ Tài chính; Thông báo danh mục và kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật đầu tư công;
- Quyết định giao danh mục, kế hoạch vốn hàng năm đối với vốn đầu tư công, vốn bảo dưỡng, sửa chữa công trình xây dựng sử dụng dự toán chi thường xuyên và các nguồn vốn hợp pháp...;
- Giao nhiệm vụ tổ chức lập quy hoạch và phê duyệt dự toán nhiệm vụ quy hoạch theo quy định. Giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư công.
Đối với dự án đã phê duyệt quyết định đầu tư trước ngày 29/11/2022 được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư công, đầu tư xây dựng và phân cấp, ủy quyền tại Quyết định số 1206/QĐ-BTC ngày 26/7/2018.
Đối với dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước thuộc Bộ Tài chính, trường hợp điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư, dự án đầu tư sau ngày 29/11/2022 thì thực hiện theo thẩm quyền quy định tại quyết định này.
Đối với dự án đầu tư đã hoàn thành thủ tục lập, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi trước ngày 29/11/2022 nhưng chưa phê duyệt thì thẩm quyền quyết định phê duyệt thực hiện theo quy định tại quyết định này.
DUY ANH