(LSVN) - Theo nguyên tắc, mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo quy định. Khoản 3 Điều 4 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 nêu rõ “Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm”. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định này vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí hành vi che giấu tội phạm còn khá phổ biến. Hành vi này là tội phạm và được quy định tại Điều 389 BLHS, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.
(LSVN) - Trong thực tiễn quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có tính chất phức tạp, "Che giấu tội phạm" và "Không tố giác tội phạm" là những tội phạm có những điểm tương đồng. Song, cũng có những điểm khác biệt. Thực tế xảy ra nhiều trường hợp phạm tội có các đặc điểm, cấu thành tương tự với cấu thành tội che giấu hành vi phạm tội, nhưng cũng có điểm giống cấu thành tội không tố giác tội phạm. Sau đây là một số vấn đề pháp lý để phân biệt "Che giấu tội phạm" và "Không tố giác tội phạm".
(LSVN) - Liên quan vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành tử vong, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố tội "Giết người", tội "Che giấu tội phạm".
(LSVN) - Theo Luật sư, trường hợp cơ quan điều tra có căn cứ thì Trần Thị Thu Thủy có thể sẽ bị xử lý hình sự với 2 tội danh là tội "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" theo khoản 3, Điều 323 Bộ luật Hình sự với hình phạt có thể đến 15 năm tù và tội "Che giấu tội phạm" theo khoản 2, Điều 389 Bộ luật Hình sự với hình phạt cao nhất có thể lên đến 07 năm tù. Khi đó cô gái này sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 22 năm tù cho hai tội danh nêu trên.