Đánh giá biện pháp xử lý chuyển hướng trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
Đánh giá biện pháp xử lý chuyển hướng trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

(LSVN) - Việc áp dụng 11 biện pháp xử lý chuyển hướng được quy định tại dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên phải được thực hiện triệt để, có sự phối hợp nghiêm túc của cơ quan liên ngành Công an, chính quyền địa phương, cơ quan chăm sóc và bảo vệ trẻ em, nhà trường, gia đình. Nếu áp dụng một hay nhiều biện pháp mà phó mặc cho một cơ quan theo dõi và thực hiện thì hiệu quả sẽ không cao. Việc áp dụng phải bảo đảm sau khi áp dụng biện pháp đó có “thay đổi thực chất” cho người chưa thành niên về cả nhận thức và hành vi. Đồng thời, quy định từng cấp độ áp dụng các biện pháp, nhiều biện pháp khi áp dụng trong thực tiễn sẽ bộc lộ hạn chế không phù hợp mang tính lý thuyết sáo rỗng vì thế cần quy định rõ từng cấp độ, mức độ áp để tăng tính phù hợp với từng hành vi, nhận thức và đặc điểm của từng trẻ vị thành niên.

Một số góp ý đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
Một số góp ý đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

(LSVN) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, được thể hiện trong nhiều nghị quyết, văn kiện quan trọng. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.