(LSVN) - Tại báo cáo gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cuối tháng 4, Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, trong đó có 3 ngân hàng mua bắt buộc (CBBank, OceanBank, GPBank) và Ngân hàng Đông Á. Vậy, theo quy định của pháp luật, trường hợp nào tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt?
(LSVN) - Bên đi vay có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác cho bên cho vay các văn bản về việc vay đặc biệt; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các văn bản đã cung cấp; chịu trách nhiệm về tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt đáp ứng đủ các điều kiện quy định; sử dụng khoản vay đặc biệt đúng mục đích, trả nợ vay đặc biệt theo quy định.
(LSVN) - Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật số 17/2017/QH14 có hiệu lực theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật số 17/2017/QH14.
(LSVN) - Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (TCTD) được kiểm soát đặc biệt.
(LSVN) - Quốc hội ban hành Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Trong đó, có quy định về các trường hợp áp dụng phương án phá sản đối với ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt.