Không để xảy ra mất cân đối nguồn điện
Không để xảy ra mất cân đối nguồn điện

(LSVN) - Ngày 03/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp về tình hình cung ứng điện và vấn đề cấp than, khí cho sản xuất điện. Tại đây, Thủ thướng yêu cầu dứt khoát không để khủng hoảng năng lượng, bảo đảm cung ứng đủ điện cả trước mắt và lâu dài.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dài hay là sự 'ăn may' từ 'khoảng trống quyền lực'
Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dài hay là sự 'ăn may' từ 'khoảng trống quyền lực'

(LSVN) - Cuộc cách mạng "long trời, lở đất" của nhân dân ta diễn ra vào Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) là cuộc cách mạng vĩ đại mà thành quả của nó là đã "gây nên nước Việt Nam độc lập" và "lập nên chế độ dân chủ cộng hòa". Đây là "hai thành tựu cơ bản, to lớn nhất của cuộc Cách mạng Tháng Tám" (1). Và như thế, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có thể coi là sự kiện trọng đại nhất của nhân dân Việt Nam thế kỷ XX. Ấy thế nhưng, với góc nhìn thiên lệch, âm mưu phủ nhận giá trị, ý nghĩa lớn lao đó của Cách mạng Tháng Tám, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, một số nhà sử học phương Tây và Việt Nam đã cố tình suy diễn rằng, có một "khoảng trống quyền lực" (power vacuum) hay "khoảng trống chính trị" (political vacuum) đã được tạo ra ở Việt Nam sau khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh. Và do đó, cuộc Cách mạng Tháng Tám chỉ là sự "ăn may" của Việt Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương. Vậy, thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám có thực sự là sự "ăn may" bởi có một "khoảng trống quyền lực", "khoảng trống chính trị" hay đó là thành quả của một quá trình chuẩn bị lâu dài của Đảng và nhân dân ta? Bài viết ngắn này của tôi sẽ góp thêm một góc nhìn về điều này để cho thấy chân giá trị của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại!