Căn nguyên dẫn đến cán bộ, đảng viên tham ô, tham nhũng, thoái hóa, biến chất
Căn nguyên dẫn đến cán bộ, đảng viên tham ô, tham nhũng, thoái hóa, biến chất

(LSVN) - Đảng ta chống tham nhũng, tham ô, tiêu cực quyết liệt, nhưng tiêu cực, tham nhũng chưa được đẩy lùi. Tiêu cực, tham nhũng, tham ô hiện nay ở cấp nào cũng có. Bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất đã đến mức báo động đỏ. Nó là “giặc nội xâm”, đe dọa đến sự tồn tại của chế độ. Vậy, căn nguyên từ đâu?

Nguyên Trưởng quỹ Ngân hàng An Bình lãnh án chung thân vì tham ô
Nguyên Trưởng quỹ Ngân hàng An Bình lãnh án chung thân vì tham ô

(LSVN) - Ngày 26/11, TAND TP. Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt tù chung thân đối với bị cáo Trần Đình Đạt (SN 1983, nguyên Trưởng quỹ, Phòng giao dịch nội bộ và giao dịch 3, Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình) về tội “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Phòng chống tham nhũng từ khía cạnh văn hóa và pháp lý
Phòng chống tham nhũng từ khía cạnh văn hóa và pháp lý

(LSVN) - Tham nhũng là hiện tượng của mọi nhà nước, tùy vào những đặc điểm về văn hóa, lịch sử, pháp lý, năng lực quản lý, điều hành mà mức độ tham nhũng có sự khác nhau về quy mô và mức độ. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy cắp của công. Tham nhũng và tham ô là hậu quả tất yếu của quản lý xã hội yếu kém, của sự suy thoái về đạo đức xã hội. Nó không chỉ làm mất đi một nguồn lực to lớn của xã hội mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của nhân dân vào chế độ, là nguy cơ lớn đối với sự tồn vong của chế độ. Vì vậy, đấu tranh phòng chống tham nhũng là cuộc chiến đấu để bảo vệ Đảng và chế độ. Bài viết này đề cập đến phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam từ khía cạnh văn hóa và pháp lý.