Khác với sự háo hức ban đầu, khi nhập học, tân sinh viên phải đối mặt với muôn vàn thử thách, tự lực cánh sinh từ việc học tập cho đến tự quản lý cuộc sống thường ngày.
Môi trường sống, phương pháp học tập, giờ giấc sinh hoạt hoàn toàn mới đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý của nhiều bạn trẻ khi bước chân vào cánh cửa đại học.
Háo hức với cuộc sống tại TP.HCM, thế nhưng chỉ sau 1 tháng nhập học, Trần Thiên An (sinh năm 2006, quê Đồng Tháp, tân sinh viên Trường Đại học Văn Lang) chia sẻ: "Cuộc sống tự lập xa nhà không phải màu hồng và đơn giản như em nghĩ".
Vốn là người hướng ngoại, tưởng rằng việc làm quen môi trường sống và kết bạn mới sẽ dễ dàng, vậy mà hơn 1 tháng sau khi nhập học, Thiên An vẫn chưa thích nghi với mọi thứ. “Em có cảm giác cô đơn, không dám giao lưu với mọi người và luôn nhớ nhà”, Thiên An cho hay.
Cũng như nhiều bạn trẻ khác, làm quen với việc tự quản lý chi tiêu cũng là một vấn đề lớn với Thiên An. Đã từng có tuần cô bạn chi tiêu tới gần 5 triệu đồng khiến bản thân “cháy túi”. Bên cạnh đó, áp lực từ bạn bè, tự quản lý việc học hay tự lập khi sống một mình khiến An luôn căng thẳng mệt mỏi dẫn đến stress.
Với Trương Nam Phong (quê Quảng Ngãi), tân sinh viên năm nhất trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM cho biết những ngày sắp nhập học nam sinh đã chuẩn bị mọi thứ từ vật chất tới tinh thần, sức khỏe để sẵn sàng cho cuộc sống của một sinh viên xa nhà.
Tuy nhiên, cuộc “nam tiến” của Phong gặp rất nhiều khó khăn. Từ việc tìm kiếm phòng trọ, đi lại, học tập đến khác biệt ngôn ngữ khi giao tiếp khiến bạn không ít lần gặp phải những câu chuyện “dở khóc dở cười”.
“Hơn 1 tháng qua, em thấy mọi thứ đều lạ lẫm, từ môi trường sống, cách học tập, đặc biệt là khó khăn khi trò chuyện với mọi người đến từ nhiều vùng miền khác nhau khiến em gần như thu mình lại dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi và stress mỗi ngày”, nam sinh kể.
Rất nhiều tân sinh viên trải qua cảm giác căng thẳng, stress cao độ khi bắt đầu bước vào cuộc sống mới gây tổn hại đến sức khỏe, thành tích học tập, sự tự tin. Tuy nhiên, với sự năng động của gen Z, nhiều bạn đã nhanh chóng tìm ra các giải pháp giảm stress để có một cuộc sống hạnh phúc, tự tin và học tập tốt hơn.
Vừa uống chai Trà Xanh Không Độ, Trần Thiên An, tân sinh viên Trường đại học Văn Lang tươi cười nói “Không Độ không stress”. Nữ sinh cho biết để khắc phục cảm giác cô đơn giữa môi trường sống mới, bạn bắt đầu gia sinh hoạt nhóm sinh viên xa quê tại một giáo xứ bên Gò Vấp hàng tuần để mở rộng các mối quan hệ, trang bị thêm những kỹ năng sống nơi thành phố.
“Việc tham gia sinh hoạt nhóm giúp em quen được nhiều bạn mới và đặc biệt là học được cách quản lý chi tiêu, học tập từ các anh chị đi trước giúp em tự tin hơn. Mỗi khi ngồi chia sẻ cuộc sống cùng những người bạn và thưởng thức chai Trà Xanh Không Độ mát lạnh, em cảm nhận mọi căng thẳng mệt mỏi như tan biến, cuộc sống của em cứ thế tốt dần lên mỗi tuần”, nữ sinh quê Đồng Tháp tâm sự.
Nỗ lực tìm bạn đồng hương cùng ở trọ, chơi thể thao và gọi video về quê mỗi ngày là cách Nam Phong ổn định tâm lý, thích nghi với cuộc sống mới.
“Hàng ngày ngoài giờ học, nghỉ ngơi và giải trí, em dành thời gian chạy bộ để giải tỏa căng thẳng vừa là cách để khám phá khu vực mình sinh sống. Chạy mệt thì uống chai Trà Xanh Không Độ để xua tan căng thẳng mệt mỏi, giảm stress. Dần dần em cảm thấy tự tin, thoải mái hơn”, nam sinh viên chia sẻ.
Quả thật, khi phải rời xa gia đình, tự lập cuộc sống, hàng trăm ngàn sinh viên đổ về thành phố bắt đầu cuộc sống mới sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách, mọi vấn đề lớn nhỏ đều do bản thân quyết định và chịu trách nhiệm. Do đó, với nhiều tân sinh viên, bên cạnh nỗ lực hòa nhập cùng môi trường, cuộc sống mới bằng các hoạt động đội nhóm, chơi thể thao, nhiều bạn trẻ chọn sử dụng các thức uống như Trà Xanh Không Độ với EGCG để xua tan căng thẳng mệt mỏi, giảm stress để sẵn sàng cho một hành trình dài đầy tươi đẹp trước mắt trong đời sinh viên.