Ảnh minh họa.
Cụ thể, căn cứ nhu cầu huy động của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Mục đích phát hành;
- Khối lượng phát hành;
- Điều kiện, điều khoản của trái phiếu: kỳ hạn, mệnh giá phát hành; đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu; lãi suất phát hành;
- Phương thức phát hành trái phiếu (đấu thầu, bảo lãnh hoặc phát hành riêng lẻ);
- Đối tượng mua trái phiếu theo quy định tại Nghị định này và pháp luật về quản lý ngoại hối;
- Việc đăng ký, lưu ký và giao dịch.
Nghị định số 83/2023/NĐ-CP quy định căn cứ đề án phát hành trái phiếu ngoại tệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính tổ chức phát hành trái phiếu ngoại tệ.
Hiện nay, Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định căn cứ nhu cầu huy động của ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Đề án bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Mục đích phát hành;
- Khối lượng phát hành;
- Điều kiện, điều khoản của trái phiếu: Kỳ hạn, mệnh giá phát hành; đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu; lãi suất phát hành;
- Đối tượng mua trái phiếu;
- Việc đăng ký, lưu ký và giao dịch;
Căn cứ Đề án phát hành trái phiếu ngoại tệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính tổ chức phát hành trái phiếu ngoại tệ theo phương thức riêng lẻ.
Như vậy, theo quy định mới, Nghị định 83/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm 02 phương thức phát hành trái phiếu ngoại tệ là đấu thầu và bảo lãnh.
VĂN QUANG