Các ca mắc mới Covid-19 cụ thể như sau:
06 ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương (BN2496-2501), trong đó:
+ 01 ca tại huyện Cẩm Giàng là F1 của BN2419; đã được cách ly tập trung từ ngày 24/02/2021 (Ca bệnh BN2496).
+ 01 ca tại huyện Cẩm Giàng là F1 của BN2155; đã được cách ly tập trung từ ngày 17/02/2021 (Ca bệnh BN2497).
+ 01 ca tại thành phố Hải Dương: là F1 của BN2237; đã được cách ly tập trung từ ngày 02/02/2021 (Ca bệnh BN2498).
+ 01 ca tại thành phố Chí Linh là F1 của BN1906; đã được cách ly tập trung từ ngày 29/01/2021 (Ca bệnh BN2499).
+ 01 ca tại thành phố Chí Linh là F1 của BN1897; đã được cách ly tập trung từ ngày 03/02/2021 (Ca bệnh BN2500).
+ 01 ca tại thành phố Chí Linh là F1 của BN2194; đã được cách ly tập trung từ ngày 11/02/2021 (Ca bệnh BN2501).
Hiện cả 06 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 – Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
- Ca bệnh 2495 (BN2495) là ca bệnh đã được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Thái Nguyên, bệnh nhân là nam, 42 tuổi, là chuyên gia, quốc tịch Hàn Quốc.
Ngày 19/02/2021, bệnh nhân từ Hàn Quốc nhập cảnh Sân bay Nội Bài trên chuyến bay OZ733, đã được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Thái Nguyên.
Kết quả xét nghiệm lần 02 ngày 05/3/2021 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
Tính đến 6h ngày 06/3, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 1.578 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 885 ca.
Trong đó, riêng Hải Dương có 701 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (05 ca), Bắc Giang (02 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (02 ca), Hà Giang (01 ca), Điện Biên (03 ca), Bình Dương (06 ca), Hải Phòng (04 ca ), Hưng Yên (03 ca).
10 tỉnh, thành phố đã qua 21 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới Covid-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, Hà Nội cũng đã 18 ngày không có ca bệnh Covid-19 mắc mới tại cộng đồng.
Tại Hải Phòng, tính từ ca bệnh mắc gần nhất đến nay đã 11 ngày, thành phố này cũng không có ca bệnh Covid-19 mắc mới tại cộng đồng.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.920 bệnh nhân Covid-19.
Trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 01 với virus SARS-CoV-2 là 65 ca; số ca âm tính lần 02 với SARS-CoV-2 là 57 ca, số ca âm tính lần 03 là 137 ca.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế hiện còn BN1536 đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất, nhưng hiện đã không còn phải can thiệp ECMO và đã có nhiều tiến triển rõ rệt về sức khoẻ.
Bệnh nhân đã được hội chẩn quốc gia 06 lần, Tổ hội chẩn bệnh nhân Covid-19 nặng hội chẩn thường xuyên trên điện thoại và được Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng hỗ trợ trực tiếp, song bệnh nhân vẫn có diễn biến rất nặng do cao tuổi (79 tuổi), nhiều bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường đi kèm nhiều năm. Tất cả các trang thiết bị hiện đại, thuốc hiếm, các xét nghiệm chuyên sâu, dinh dưỡng…. tốt nhất đều được huy động điều trị cho người bệnh.
Trường hợp nặng khác là BN1823 đang chạy ECMO ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, ngày thứ 20, hiện vẫn trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân được xét nghiệm SARS-CoV-2 12 lần và nhiều lần âm tính rồi lại dương tính.
BN2332 (60 tuổi) đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 2- Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương từng rơi vào tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu, nay đã cho kết quả 03 lần liên tiếp âm tính với virus SARS-CoV-2. Bác sĩ đánh giá sức khoẻ bệnh nhân đang dần ổn định.
Trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh. Hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y bác sĩ luôn nỗ lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.
Số ca tử vong liên quan đến Covid-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).
Ông Nguyễn Đắc Vinh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho rằng vaccine là vấn đề đặc biệt nhạy cảm, Bộ Y tế phải là đầu mối điều phối thống nhất, không thể để tình trạng các địa phương đàm phán trực tiếp với DN chào bán vaccine ngừa Covid-19. Ban Chỉ đạo yêu cầu việc triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 phải bảo đảm nguyên tắc công bằng vaccine của Liên Hợp Quốc, khẩn trương nhưng phải rất chắc chắn, đặc biệt phải thông đầy đủ cho người dân, chuẩn bị đầy đủ phương án xử lý những vấn đề, sự cố phát sinh trong quá trình tiêm chủng. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá nỗ lực của Bộ Y tế trong việc tiếp cận vaccine nước ngoài ngay từ rất sớm; đồng thời, thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất vaccine ở trong nước; đồng thời đề nghị, khi có vaccine ngừa Covid-19, Bộ Y tế tổ chức tiêm, đánh giá độ an toàn, hiệu lực, hiệu quả một cách tốt nhất. Phó Thủ tướng nêu rõ, đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn bởi 02 lý do chính. Thứ nhất, trong những đợt tiêm chủng mở rộng đối với những vaccine đã ổn định, rồi cũng có lúc xảy ra sự cố, sơ suất, nếu không chuẩn bị tốt sẽ có thể thành những sự cố lớn. Thứ hai, tất cả những loại vaccine trước đây tiêm ở Việt Nam đều là những vaccine được phát triển theo quy trình lúc bình thường với thời gian trung bình 7 - 8 năm, thậm chí có loại lên đến 12 năm. Trong khi đó, những vaccine ngừa Covid-19 được nghiên cứu, phát triển theo trong tình hình khẩn cấp, việc cấp giấy phép sử dụng ở Việt Nam cũng vậy. Do đó, chúng ta càng phải cảnh giác và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế từng bước tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân, và khi triển khai tiêm phải bảo đảm an toàn ở mức cao nhất có thể, nếu có bất kỳ sự cố nào, dù nhỏ cũng phải bình tĩnh xử lý. |
TRẦN MINH
Các di tích, cơ sở tôn giáo tại Hà Nội có thể mở cửa trở lại từ ngày 08/3