/ Đời sống - Xã hội
/ Thêm một kênh dẫn vốn mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực phía Nam

Thêm một kênh dẫn vốn mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực phía Nam

01/07/2021 03:20 |

(LSVN) - Tiếp cận nguồn vốn mới được xem là giải pháp quan trọng hàng đầu hiện nay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vùng tâm dịch để phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Ảnh 1

Nhu cầu cấp thiết

Những năm gần đây, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) luôn chiếm số lượng lớn hơn 90% trong nền kinh tế, tạo việc làm cho đa số người lao động, và đóng góp đáng kể vào cơ cấu GDP Việt Nam. Tuy có những đóng góp to lớn nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại rất dễ tổn thương khi thị trường biến động hoặc gặp rủi ro khi mở rộng sản xuất kinh doanh.

Kết quả khảo sát online trên 100 doanh nghiệp của Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM (HUBA) cho thấy, trong đợt tái dịch Covid-19 lần thứ 4 này, có đến 84% SME gặp khó khăn, đặc biệt phải đối mặt với áp lực thiếu vốn, thị trường bị thu hẹp và hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng từ giãn cách xã hội… Rủi ro tăng cao khiến cho phía các ngân hàng cũng ngày càng thận trọng hơn trong việc xét duyệt cho SME vay vốn.

Mặc dù các gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động lần thứ nhất được Chính phủ triển khai kịp thời nhưng thời gian áp dụng ngắn, số lượng không lớn nên chưa thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Đối với các SME vốn có quy mô tài sản nhỏ, dòng tiền eo hẹp, bối cảnh này càng khiến các doanh nghiệp khó chồng thêm khó.

VNVON - Cánh cửa vốn cho SME

Với sứ mệnh tiếp sức cho SME Việt Nam vươn tới mục tiêu phát triển bền vững và góp phần cân bằng nền kinh tế xã hội, Công ty cổ phần kết nối tài chính Việt Nam (VNVON) được xem là một trong những đơn vị tiên phong triển khai giải pháp hỗ trợ vốn hiệu quả cho doanh nghiệp SME và nhà đầu tư ở khu vực phía Bắc.

Ngày 01/01/2021, Chi nhánh VNVON tại TP. HCM chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu bước tiến mới của công ty trong việc mở rộng quy mô và sản phẩm dịch vụ ra toàn miền nam và khu vực mam trung bộ, hướng tới hỗ trợ tối đa nhất cho các doanh nghiệp SME trên cả nước.

Chia sẻ về kế hoạch phát triển của VNVON, ông Chu Tiến Vượng, Tổng giám đốc VNVON.COM nhấn mạnh: “Là trung tâm kinh tế lớn nhất phía nam, nơi tập trung đông đảo số lượng doanh nghiệp SME, TP. HCM hội tụ đầy đủ những cơ hội, triển vọng giúp mô hình đầu tư P2P Lending phát triển. Do đó, Chi nhánh TP. HCM được kỳ vọng sẽ là đòn bẩy hiện thực hóa mục tiêu ngàn tỷ của VNVON trong năm nay.”

Ông Chu Tiến Vượng, Tổng giám đốc VNVON.COM. 

Dựa trên nền tảng hỗ trợ tối đa của công nghệ, VNVON sẽ góp phần hỗ trợ mạnh mẽ nhất có thể cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua các thao tác thực hiện nhanh chóng trên ứng dụng điện thoại hay website Vnvon.com, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm được dữ liệu về những doanh nghiệp đang cần vốn, số tiền đầu tư đa dạng từ vài chục triệu đến 1 tỉ đồng, lãi suất cho vay lên đến 16%/năm và thời gian vay từ 10 ngày đến 90 ngày. Ngược lại, các SME cũng có cơ hội chủ động tiếp cận các nguồn vốn tiềm năng với thủ tục đơn giản.

VNVON có đội ngũ thẩm định tín dụng chuyên nghiệp, lọc giúp nhà đầu tư các doanh nghiệp vay vốn có sức khỏe tài chính ổn định và có khả năng trả nợ, đáp ứng các điều kiện khắt khe trước khi lên sàn vay vốn. Quy trình chặt chẽ của VNVON và phần mềm ứng dụng thông minh sẽ hỗ trợ nhà đầu tư các vấn đề thủ tục pháp lý liên quan bao gồm: hoàn thiện hồ sơ vay vốn, giải ngân, khế ước nhận nợ, nhắc nợ, thu lãi và gốc… Đặc biệt với các nhà đầu tư cá nhân, sự hỗ trợ này mang ý nghĩa quan trọng bởi việc đầu tư cho vay là những hoạt động đầu tư tài chính đặc thù, cần có tư vấn chuyên môn từ những công ty tài chính trung gian.

Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, những công ty cho vay ngang hàng như VNVON đang bổ sung nguồn tín dụng đáng kể trong việc cung cấp vốn cần thiết cho doanh nghiệp SME. Bởi nếu nhìn vào số liệu của NHNN, tăng trưởng tín dụng trong 5 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt mức 4,67%. Nhiều ngân hàng đã cạn kiệt room tín dụng và đề xuất ngân hàng nhà nước nới room trong nửa cuối năm. Điều này cho thấy nhu cầu vay vốn đang tăng cao trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp đặc biệt cần trợ giúp thanh khoản để duy trì lực lượng lao động, trả tiền thuê mặt bằng, thanh toán cho nhà cung cấp, trả thuế và bảo hiểm xã hội và trả lãi cho ngân hàng.

Cũng theo nhận định TS Nguyễn Trí Hiếu, những tác động mạnh mẽ của dịch bệnh sẽ còn tiếp diễn cho đến cuối năm. Do dó, vai trò của các công ty cho vay ngang hàng sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc giải quyết nguồn vốn hỗ trợ cho các SME, đặc biệt là các doanh nghiệp ở vùng tâm dịch TP. HCM chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề.

Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu. 

PV

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định mới

Lê Minh Hoàng