Ảnh minh họa.
Cụ thể, VCCI cho biết cộng đồng doanh nghiệp rất hoan nghênh và đánh giá cao khi Nhà nước tiếp tục soạn thảo và ban hành Thông tư giảm phí, lệ phí. Bên cạnh đó, để chính sách này thực sự hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét lại mức giảm phí, vì theo nội dung dự thảo, một số mức phí, lệ phí của các hoạt động có tính chất tương tự nhau nhưng mức giảm lại khác nhau.
Cụ thể như, tại dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cùng là phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp giấy phép kinh doanh, nhưng “phí thẩm định điều kiện kinh doanh trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động” giảm 30% (quy định tại điểm 18 Phụ lục); “phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản” giảm 10% (tại điểm 30 Phụ lục) và lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng lại giảm 50% (tại điểm 2 Phụ lục)...
Theo VCCI, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc điều chỉnh mức giảm của các loại phí trên tương tự nhau và đều ấn định ở mức giảm 50%.
Ngoài ra, theo đề xuất từ phía các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp về việc bổ sung thêm các loại phí, VCCI đề nghị xem xét tiếp tục duy trì mức thu bằng 50% mức thu phí, lệ phí hàng hải được quy định tại Điều 1 Thông tư 74/2021/TT-BTC ngày 27/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải cho đến hết 30/6/2022.
PV
TP. HCM: Chưa tới 30% phụ huynh lớp 1 đồng ý cho con đi học trực tiếp