Kết luận Hội nghị với doanh nghiệp, Thủ tướng cho rằng tất cả doanh nghiệp đang chờ tiếng nói giải quyết nhanh của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là các địa phương. Không được đổ qua, đổ lại làm mất thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp.
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp có chủ đề“Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế” diễn ra sáng9/5 theo hình thức truyền hình trực tuyến và truyền hình trực tiếp để 800.000doanh nghiệp trên toàn quốc, trên 5 triệu hộ kinh doanh và nhân dân cả nước cóthể theo dõi.
Tại Hội nghị, có 23 lượt ý kiến phát biểu của các hiệp hội,doanh nghiệp, doanh nhân, các bộ, cơ quan; 81 kiến nghị trực tiếp của 4 hiệp hộidoanh nghiệp nước ngoài, 9 hiệp hội doanh nghiệp trong nước và 437 kiến nghịtrên Cổng Dịch vụ công quốc gia, 180 kiến nghị đã gửi đến VCCI.
Sau gần 4 tiếng đồng hồ lắng nghe các ý kiến phát biểu, kếtluận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu nhận định chung là các đại biểutrong nước và quốc tế đều đánh giá cao công tác chỉ đạo chống dịch COVID-19thành công ở Việt Nam.
Đây là một điểm sáng, Việt Nam đã đi trước nhiều nước, đặcbiệt là các nước Đông Nam Á, trong kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh. Chúng ta đãxác lập một trạng thái bình thường mới để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh bìnhthường ở Việt Nam. Do đó, Việt Nam sẽ tiếp tục đồng ý đưa các chuyên gia, cácnhà quản lý người nước ngoài vào Việt Nam để hợp tác cùng Việt Nam phát triểnkinh tế đất nước, trước hết là Lào, Campuchia và nhiều nước khác trong thời giantới.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh cơ hội cho Việt Nam nếu biết quảnlý Nhà nước tốt, kinh doanh tốt và hợp tác tốt.
Khẳng định vị trí của doanh nghiệp là lực lượng chủ chốttrên mặt trận kinh tế, từ đóng góp tăng trưởng đến giải quyết việc làm, thungân sách, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, Thủ tướng nêu ra 3 yêu cầu đối với doanhnghiệp. Một là các doanh nghiệp không được trông chờ, ỷ lại trong phát triển.Thứ hai, doanh nghiệp phải được tái cơ cấu, nâng cao trình độ quản trị để pháttriển bền vững. Thứ ba, các cấp, các ngành, đặc biệt là doanh nghiệp áp dụng mạnhmẽ khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng 4.0 để nâng cao năng suất.
Tại Hội nghị, Thủ tướng ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp vềtrách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệpphát triển.
Chính phủ, các cơ quan liên quan lắng nghe, tiếp thu ý kiếncác đại biểu, nhà đầu tư, doanh nghiệp, hiệp hội trong và ngoài nước để Chínhphủ có nghị quyết tốt nhất tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệpphát triển trong thời gian tới.
Các bộ, cơ quan, đặc biệt là các địa phương cần có chươngtrình hành động cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển, trongđó “có một vài ý lớn mà các doanh nghiệp đều nói, đó là cải thiện tình hình kiểmsoát, tăng cường hậu kiểm, làm nhanh các thủ tục”. Đặc biệt quan tâm đến doanhnghiệp và người lao động yếu thế, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quan tâmxử lý kiến nghị của doanh nghiệp nhanh hơn, thuận lợi hơn, không được đổ qua, đổlại làm mất thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp.
“Tất cả doanh nghiệp đang chờ tiếng nói giải quyết nhanh củacác cơ quan Nhà nước, đặc biệt các địa phương, tháo gỡ cho doanh nghiệp hiệnnay có nhiều vướng mắc”, Thủ tướng nói. Chủ tịch UBND các tỉnh, các Bộ trưởngcó liên quan phải có trách nhiệm xử lý nhanh những kiến nghị này để tháo gỡ chodoanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp cũng như với các cơ quan Nhà nước, Thủtướng cho rằng hiện nay cần phải giữ 3 thứ, đó là giữ lao động; giữ thị trườngvà phát triển thị trường; giữ danh dự, bản lĩnh doanh nhân Việt Nam đổi mới,trung thực và quyết tâm phát triển. Trên tinh thần đó, phải cải cách, tái cơ cấudoanh nghiệp phù hợp với bối cảnh hiện nay.
Một số vấn đề lớn mà các cơ quan Nhà nước phải quan tâm xửlý, đó là tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp, hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp cảvề chính sách, chia sẻ cùng doanh nghiệp. “Đặc biệt, các doanh nghiệp đều mongmuốn cần phải giữ ổn định vĩ mô, nhất là giữ lạm phát, giữ giá trị đồng ViệtNam”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng nhắc lại tinh thần không hình sự hoá các quanhệ kinh tế, dân sự. “Các đồng chí kiểm tra, thanh tra nhiều quá cũng ảnh hưởngđến sự phát triển của doanh nghiệp. Chúng ta thực hiện hậu kiểm trong bối cảnhkhó khăn này”.
Nâng cao đạo đức công vụ, tạo mọi thuận lợi phát triển này,chủ động tìm nguồn lực cho phát triển, nhất là hạ tầng. Các thành phố lớn nhưHà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các trung tâm lớn, các địa phương có liên quan,các sân bay, bến cảng… đều phải phát triển nhanh, nhất là phát triển dịch vụlogistics ở Việt Nam tốt nhất để giảm chi phí cho doanh nghiệp vì không có hạ tầngthì khó phát triển.
Các hiệp hội đóng vai trò tập hợp thông tin, đặc biệt là nhữngthông tin tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiến bộ về quản lý để áp dụng nhanh vàocác doanh nghiệp thuộc hiệp hội mình.
Doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở ViệtNam gắn liền với niềm tự hào của dân tộc.
Dẫn câu nói “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, Thủ tướng nhấn mạnh “khó khăn bằng hai thì chúng ta phải cố gắng bằng ba để vượt qua”. Chúng ta cùng đoàn kết, cùng quyết tâm, cùng nhau lập thành tích, hoàn thành nhiệm vụ cao nhất trong năm nay và các năm tiếp theo, đóng góp vào phát triển dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
ĐỨC TUÂN/VGP