/ Đời sống - Xã hội
/ Tình trạng chồng chéo văn bản pháp luật được đưa ra chất vấn trước Quốc hội

Tình trạng chồng chéo văn bản pháp luật được đưa ra chất vấn trước Quốc hội

01/01/0001 00:00 |

(LSVN) - Trong buổi chất vấn, đại biểu Võ Thị Như Hoa (TP. Đà nẵng) nhận xét về tình trạng chồng...

(LSVN) - Trong buổi chất vấn, đại biểu Võ Thị Như Hoa (TP. Đà nẵng) nhận xét về tình trạng chồng chéo vản bản pháp luật. Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Lê Thành Long cho rằng nhận xét của đại biểu Võ Thị Như Hoa (TP. Đà Nẵng) về tình trạng chồng chéo văn bản pháp luật là chính xác.

Theo báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật, thuộc lĩnh vực Nhà nước quản lý: Tổng số văn bản đã được Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ tiến hành rà soát gồm 8.779 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đến hết ngày 30-6-2020. Qua rà soát, 10 lĩnh vực có tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh đã phát hiện nhiều nội dung quy định trong các văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo, hoặc bất cập, không còn phù hợp thực tiễn.

Trong buổi chất vấn, đại biểu Võ Thị Như Hoa (TP. Đà nẵng) nhận xét về tình trạng chồng chéo vản bản pháp luật. Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Lê Thành Long cho rằng nhận xét của đại biểu Võ Thị Như Hoa (TP. Đà Nẵng) về tình trạng chồng chéo văn bản pháp luật là chính xác. Chính phủ xác định xây dựng thể chế là công tác ưu tiên. Bộ Tư pháp và các bộ ngành đã cố gắng nhưng tình trạng văn bản chồng chéo, hết hiệu lực, chưa phù hợp nhưng chưa được rà soát kịp thời là một thực tế. Vừa qua Chính phủ đã có báo cáo Quốc hội về những nhóm vấn đề chồng chéo, lý do và đề xuất. Nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, do khả năng chúng ta còn hạn chế chưa dự liệu hết các vấn đề đặt ra, đặc biệt những nội dung liên ngành, nhiều vấn đề khó, có những biến động đòi hỏi phải cập nhật.

Các chủ thể xây dựng luật, văn bản luật cần rà soát đánh giá kỹ tác động. Khi soạn thảo luật phải đặt trong bối cảnh liên ngành, liên lĩnh vực. Yếu tố con người là cơ bản, phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng.

Thêm vào đó, trả lời chất vấn câu hỏi của đại biểu Nông Văn Tình (tỉnh Nghệ An) về tình trạng chậm văn bản hướng dẫn thi hành luật, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng nhận xét là chính xác và chưa được khắc phục triệt để. Ngoài lý do chủ quan thì có những lý do khách quan như có những luật phải ban hành hàng chục văn bản hướng dẫn, trong khi có những vấn đề rất khó, còn nhạy cảm. Vì vậy, đây phải là nhiệm vụ trọng tâm của các bộ ngành, là tiêu chí đánh giá cán bộ, phải thực hiện song song khi xây dựng dự thảo luật.

CHI AN (t/h)

/han-che-thap-nhat-viec-bo-lot-toi-pham-va-oan-sai.html?utm_source=dable