/ Hoạt động Luật sư
/  Tổ chức thành công lớp bồi dưỡng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho Luật sư năm 2022

 Tổ chức thành công lớp bồi dưỡng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho Luật sư năm 2022

17/07/2022 11:08 |

(LSVN) - Ngày 16/7, tại Hội trường Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Đoàn Luật sư 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định tổ chức thành công lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp năm 2022 cho các Luật sư thành viên và những người tập sự hành nghề.

Luật sư Đặng Văn Pháo, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa khai mạc lớp bồi dưỡng. 

Thực hiện Thông tư số 02/2019/TT- BTP ngày 15/3/2019 của Bộ Tư pháp quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn nghiệp vụ của Luật sư, qua trao đổi thống nhất giữa Ban Chủ nhiệm, Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên, Đoàn Luật sư tỉnh Bình Định tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp Luật sư cho các Luật sư thành viên.

Tham gia lớp bồi dưỡng có 130 Luật sư và 20 người tập sự hành nghề Luật sư. Lớp bồi dưỡng được tiến hành nghiêm túc đảm bảo về thời thời gian, nội dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp theo quy định.

Trong buổi sáng, Luật sư Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa đã trình bày về kỹ năng Luật sư tham gia tố tụng vụ án hành chính. Buổi chiều, Luật sư Nguyễn Đình Thơ, Chủ nhiệm Ủy ban Đào tạo, bồi dưỡng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam đã truyền đạt về Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.

 Luật sư Nguyễn Đình Thơ chia sẻ tại lớp tập huấn. 

Luật sư thuộc các Đoàn Luật sư trao đổi sôi nổi về chủ đề bồi dưỡng. Nhiều Luật sư nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tham gia tố tụng vụ án hành chính, đặc biệt là những vụ án hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai kéo dài, phức tạp tại địa phương. Một bất cập khác là theo khoản 3 Điều 25 Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án và Hướng dẫn của Tòa án nhân dân Tối cao, khi tham gia đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, người bị kiện là cơ quan, tổ chức  hoặc người đứng đầu cơ quan tổ chức đợc ủy quyền cho người khác mà không phải là cấp phó của mình, nhưng phạm vi ủy quyền  phải thể hiện người được đại diện có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết vụ việc, tức là đại diện trong việc giải quyết toàn bộ các vấn đề của vụ việc. Thực tiễn thi hành, người đại diện theo ủy quyền của người bị kiện cũng không được định đoạt toàn bộ các vấn đề của vụ việc liên quan đến quyết định, hành vi hành chính bị khởi kiện. Do đó, Tòa án mà trực tiếp là thẩm phán được phân công giải quyết không có căn cứ để ban hành quyết định công nhận kết quả hòa đối thoại thành tại Tòa án. Từ đó, người khởi kiện án hành chính khiếu nại việc không công nhận kết quả đối thoại hoặc có đơn từ chối việc hòa giải tại Tòa án để được thụ lý giải quyết quy định của Bộ luật Tố tụng hành chính…

Toàn cảnh lớp bồi dưỡng. 

Ngoài ra, Luật sư Nguyễn Đình Thơ đã có nhiều chia sẻ về Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, đặc biệt là liên quan quy tắc đạo đức và ứng xử của Luật sư với các cơ quan, người tiến hành tố tụng. Các Luật sư đã trao đổi về những tình huống từ thực tiễn, về kỹ năng tiếp xúc, làm thủ tục đăng ký tham gia tố tụng, tham gia các buổi hỏi cung, làm việc giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên  và Thẩm phán với bị can, bị cáo, và các đương sự.. 

Nội dung của lớp bồi dưỡng đã giúp các Luật sư trong việc tiếp xúc trao đổi ý kiến về nghiệp vụ với người tiến hành tố tụng đúng quy tắc ứng xử nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập, không bị chi phối hoặc lệ thuộc vào ý kiến khác mình làm ảnh hưởng tới việc xây dựng quan điểm, phương án bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ Luật sư.

PV

Thành lập 4 câu lạc bộ thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai

Lê Minh Hoàng