/ Nhịp cầu doanh nghiệp
/ Tổng kết 15 năm thực hiện Luật Giao dịch điện tử: Hành lang pháp lý cho giao dịch điện tử, thương mại điện tử.

Tổng kết 15 năm thực hiện Luật Giao dịch điện tử: Hành lang pháp lý cho giao dịch điện tử, thương mại điện tử.

05/01/2021 18:03 |

(LSO) - Tổng kết thi hành Luật Giao dịch điện tử Sau gần 15 năm thực hiện Luật Giao dịch điện tử được triển khai thực hiện, Luật Giao dịch điện tử cùng với các luật chuyên ngành khác đã tạo cơ sở pháp lý để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy giao dịch điện tử, phát triển thương mại điện tử.

Giao dịch điện tử đảm bảo bình đẳng và an toàn.

Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 được Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 29/11/2005 tại Kỳ họp thứ 8, có hiệu lực thi hành ngày 01/3/2006 đã bộc lộ những bất cập: về xác thực điện tử, danh tính điện tử đối với các cá nhân, tổ chức trong giao dịch điện tử; thiếu quy định chung về thông điệp dữ liệu; chưa rõ vai trò quản lý nhà nước của các bộ, tổ chức cũng như tính thực thi và giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực giao dịch điện tử.

Nhằm giải quyết những vấn đề bất cập, nâng cao hiệu quả thi hành của Luật Giao dịch điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai các hoạt động Tổng kết đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện Luật cho đến năm 2020; tổ chức các đoàn làm việc, hội thảo chuyên đề đánh giá, tổng kết đối với từng lĩnh vực cụ thể để báo cáo Chính phủ đưa vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh trình Quốc hội trong năm 2020. Theo yêu cầu, báo cáo sẽ phân tích, đánh giá và tổng kết tình hình thực hiện; kết quả đạt được; những bất cập, hạn chế và phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục trong tổ chức thực hiện Luật Giao dịch điện tử.

Các doanh nghiệp hoạt động trên sàn giao dịch điện tử.

Các nội dung chính của báo cáo sẽ tập trung vào đánh giá về 13 vấn đề: (1) quy định chung trong Luật; (2) quy định về thông điệp dữ liệu; (3) quy định về chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử; (4) quy định về xác thực điện tử; (5) quy định về định danh điện tử; (6) quy định về lưu trữ; (7) quy định về hợp đồng điện tử; (8) quy định về thanh toán điện tử; (9) quy định về quản lý và phát triển các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch điện tử; (10) quy định về an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử; (11) giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước; (12) giao dịch điện tử trong các nền tảng mới và phát triển kinh tế số; (13) quy định về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử và kiến nghị các vấn đề khác có liên quan.

Vấn đề triển khai hoạt động giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước sẽ tập trung đánh giá về các hoạt động triển khai ứng dụng giao dịch điện tử, phát triển hạ tầng công nghệ và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia, đây là các thành tố có ý nghĩa quan trọng và quyết định hiệu quả trong hoạt động ứng dụng giao dịch điện tử trong hệ thống cơ quan nhà nước trong các lĩnh vực góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế- xã hội, đưa ứng dụng khoa học và công nghệ vào cải cách hành chính.

LAM SƠN - RALA

/ky-luat-khai-tru-dang-doi-voi-hang-loat-can-bo.html