Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ngày 14/5/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN.
Ông Biden tuyên bố: “Không ai từng bị lạm dụng phải lo lắng việc kẻ ngược đãi họ có súng. Nhờ phán quyết ngày hôm nay, những người sống sót sau bạo lực gia đình và gia đình họ vẫn có thể tin tưởng vào những biện pháp bảo vệ quan trọng như họ đã có trong 3 thập kỷ qua”.
Mỹ là quốc gia có số dân thường sở hữu súng nhiều nhất thế giới, số lượng súng nhiều hơn cả dân số, cứ 100 người thì có khoảng 120 khẩu súng. Bạo lực súng đạn đã len lỏi vào mọi ngõ ngách trong đời sống xã hội. Nhà văn Mỹ Janice Ellis bình luận, ở Mỹ, dù là ở cửa hàng tạp hóa, trung tâm mua sắm hay trường học, người dân đều có thể trở thành nạn nhân của bạo lực súng đạn.
Mỹ là quốc gia phát triển duy nhất trên thế giới thường xuyên xảy ra các vụ bạo lực súng đạn. Động cơ xả súng cũng rất đa dạng: Thù hận, bệnh tâm thần, băng đảng trả thù, mâu thuẫn gia đình... thậm chí cãi vã trong nhà hàng đồ ăn nhanh hay tức giận khi bị vượt xe đều có thể dẫn đến xả súng.
Kaiser Family Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ, công bố một báo cáo cho biết hơn một nửa số người Mỹ trưởng thành được khảo sát cho biết họ hoặc người thân từng một lần gặp phải vụ việc liên quan đến súng đạn.
Các nhà nghiên cứu cũng thấy mối liên quan rõ ràng giữa tỷ lệ sở hữu súng và bạo lực súng đạn ở Mỹ. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng trong những năm gần đây, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Mỹ tiếp tục gia tăng, việc cắt giảm nhân viên, doanh nghiệp đóng cửa, kinh tế suy thoái… dẫn đến xã hội ngày càng phân hóa, kéo theo tâm lý cực đoan. Bạo lực súng đạn gia tăng cũng khiến nhiều người muốn sở hữu súng để tự vệ.
Theo TTXVN