/ Tin thế giới
/ Tổng thống Nga ký sắc lệnh cho dùng vũ khí hạt nhân đáp trả 4 kịch bản, Mỹ chuẩn bị thử nghiệm bom phá boong ke hạng nặng

Tổng thống Nga ký sắc lệnh cho dùng vũ khí hạt nhân đáp trả 4 kịch bản, Mỹ chuẩn bị thử nghiệm bom phá boong ke hạng nặng

05/01/2021 18:05 |

(LSO) - Trong số 4 kịch bản mà Nga có thể dùng vũ khí hạt nhân để đáp trả, có việc kẻ thù dùng các vũ khí phi hạt nhân để tấn công Nga và kịch bản Nga nhận được 'thông tin đáng tin cậy' về kế hoạch tấn công của kẻ thù. Tại Mỹ, sau khi máy bay tiêm kích F-15E tiến hành cuộc thử nghiệm bom thông minh GBU-31 JDAM thành công, Không quân Mỹ chuẩn bị sử dụng oanh tạc cơ B-2 để thử nghiệm bom "khủng" phá boong ke xuyên thấu (MOP) mới.

ÔngPutin ký sắc lệnh cho Nga dùng vũ khí hạt nhân đáp trả 4 kịch bản

Ngày 2/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tán thành chính sách răn đe hạt nhân của Nga. Ảnh: Gettty

Ngày 2/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tán thànhchính sách răn đe hạt nhân của Nga, cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để phản ứngcác cuộc tấn công của kẻ thù trong nhiều trường hợp.

Đây là một phần trong học thuyết quân sự mới củaNga.

Theo sắc lệnh các nguyên tắc cơ bản trong chính sáchrăn đe hạt nhân của Nga được ông Putin ký, có 4 kịch bản Nga sẽ ra lệnh sử dụngvũ khí hạt nhân, theo tạp chí Newsweek.

Thứ nhất, khi kẻ thù sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc nhữngvũ khí hủy diệt hàng loạt khác nhắm vào Nga hoặc các đồng minh của Matxcơva.

Thứ hai, trong trường hợp các vũ khí thường (tứckhông phải hạt nhân) "đe dọa sự sống còn của Nga".

Thứ ba, chính phủ Nga nhận được "thông tin đángtin cậy" cho biết kẻ thù sắp tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa đạnđạo nhắm vào lãnh thổ Nga hoặc các đồng minh của Nga.

Thứ tư, khi kẻ thù gây hư hại cho các cơ sở quân sựhoặc cơ sở hạ tầng chính phủ quan trọng của Nga đến mức có thể phá vỡ năng lựctrả đũa bằng vũ khí hạt nhân.

Chính sách trên mô tả việc răn đe và kiềm chế các cuộctấn công nhắm vào Nga "nằm trong số những ưu tiên quốc gia cao nhất".

Cuối cùng, chính sách răn đe hạt nhân của Nga đượcmô tả "về bản chất là phòng thủ" và được thiết kế nhằm bảo vệ chủ quyềnquốc gia trước kẻ thù.

Cả Matxcơva và Washington đều sở hữu hàng chục ngànvũ khí hạt nhân thời kỳ Chiến tranh lạnh. Mặc dù cả hai bên đã thực hiện các bướcđi đáng kể hướng tới phi hạt nhân hóa, họ vẫn còn sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớnnhất thế giới.

Hãng tin AP nhận định với việc xem một cuộc tấn côngphi hạt nhân có thể là "mồi lửa" để Nga trả đũa hạt nhân, chính sáchtrên dường như gửi cảnh báo tới Mỹ.

Chính sách mới công bố cho thấy những lo ngại củaNga về việc Mỹ phát triển những vũ khí tương lai có thể cho Washington năng lựcphá hủy các vũ khí quân sự và cơ sở hạ tầng chính phủ Nga mà không cần dùng tớivũ khí hạt nhân.

Mỹchuẩn bị thử nghiệm bom phá boong ke hạng nặng

Bom thông minh GBU-31 JDAM. Ảnh: KHÔNG QUÂN MỸ

Cuộc thử nghiệm máy bay tiêm kích F-15E Strike Eaglethả bom thông minh GBU-31 JDAM đã được tiến hành tại Trung tâm Thử nghiệm Khôngquân Mỹ (AFTC) ở bang California, theo thông báo của Không quân Mỹ ngày 2.6.

GBU-31 JDAM là loại bom thông minh có bộ điều khiểnquỹ đạo bay gắn ở phần đuôi bom, sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu(GPS) để tăng độ chính xác. Loại bom này có thể được sử dụng được trong mọi điềukiện địa hình, thời tiết và có khả năng hoạt động tự động.

Không quân Mỹ sử dụng hệ thống vận hành phân tán(DTO) để tiến hành cuộc thử nghiệm GBU-31 JDAM ngày 26/5, cùng lúc truyền dữ liệucho nhiều địa điểm cách xa nhau.

Thông qua DTO, các thông số và dữ liệu của cuộc thửnghiệm bom GBU-31 JDAM được truyền trực tiếp theo thời gian thực từ AFTC đếntrung tâm chỉ huy tại căn cứ không quân Edwards (bang California) và nhómchuyên gia của hãng Boeing (nhà sản xuất loại bom này) ở bang Missouri. Nhómchuyên gia của Boeing có thể chứng kiến và xác định cuộc thử nghiệm thành côngngay tại văn phòng cách xa AFTC hơn 1.000 km. Cũng theo thôngbáo, không quân Mỹ chuẩn bị tiến hành cuộc thử nghiệm bom "khủng" pháboong ke GBU-57A/B với máy bay ném bom tàng hình B-2 trong thời gian tới tạitrường bắn White Sands ở bang New Mexico. DTO cũng sẽ được sử dụng trong cuộcthử nghiệm GBU-57A/B.

GBU-57A/B là loại bom thông minh phá boong ke, nặng13.608 kg, lớn hơn phiên bản trước đó là GBU-28 (2.268 kg) và có khả năng khoansâu trong lòng đất đến 61 m trước khi phát nổ.

Ông Steven Dietzius, giám đốc kỹ thuật của phi độithử nghiệm 96 thuộc Không quân Mỹ, cho biết: “Chúng tôi phát triển DTO từ nhiềunăm trước để đẩy nhanh tiến độ các cuộc thử nghiệm mà không cần tốn nhiều côngsức. Đại dịch Covid-19 thúc đẩy chúng tôi sáng tạo hơn và thích nghi tốt hơn đểtiếp tục hoàn thành nhiệm vụ được giao”.

Hiện B-2 là máy bay duy nhất có đủ khả năng để đượctrang bị GBU-57A/B dù máy bay ném bom B-52 từng tham gia thử nghiệm loại bomthông minh này trước đó, theo trang The Drive. Ngoài ra, máy bay ném bom tànghình thế hệ mới B-21 cũng là ứng viên sáng giá để được trang bị GBU-57A/B.

Giới chuyên gia nhận xét chương trình phát triển bom phá boong ke hạng nặng GBU-57A/B của Mỹ là nhằm gửi thông điệp cho CHDCND Triều Tiên và Iran vốn có chương trình tên lửa và hạt nhân với những cơ sở nằm sâu dưới lòng đất.

LÂM HOÀNG (t/h)

/hoi-nghi-g7-nga-noi-thieu-thong-tin-chi-tiet-trong-loi-moi-du-canada-phan-doi-moi-nga-tham-du-g7.html