Ảnh minh họa.
Theo đó, UBND thành phố giao nhiệm vụ cụ thể cho Công an Thành phố, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Điện lực Thành phố cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra.
UBND thành phố yêu cầu điều tra, khảo sát, nắm chắc tình hình hoạt động có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các cơ sở trên. Qua đó, tổng hợp xây dựng báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng công tác phòng, cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với loại hình cơ sở này; những tồn tại, bất cập, khó khăn trong công tác quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố để tham mưu, đề xuất các giải pháp khắc phục.
Quá trình tổng kiểm tra, cơ quan chức năng xử lý 100% hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động theo đúng quy định tại Ðiều 17, Nghị định số 136/2020/NÐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và Chữa cháy; buộc các cơ sở phải khắc phục tất cả tồn tại, vi phạm; kiên quyết không để các cơ sở vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc có nguy cơ cháy, nổ cao tiếp tục hoạt động.
UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê, chung cư mini, nhà tập thể, chung cư cũ; đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp nơi có loại hình cơ sở này hoạt động.
Các đơn vị kết hợp tổng kiểm tra, rà soát với tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, kỹ năng của người dân về phòng cháy, chữa cháy; kiện toàn, củng cố lực lượng tại chỗ làm công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở, khu dân cư đáp ứng phương châm “bốn tại chỗ,” bảo đảm thực chất, hiệu quả.
Việc tổng kiểm tra sẽ diễn ra đến hết ngày 30/10.
MINH QUÝ
Công an TP. HCM hướng dẫn 7 kỹ năng sinh tồn đối với trẻ nhỏ khi gặp sự cố cháy nổ