Ảnh minh họa.
Theo đó, Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố, các Ban đảng trực thuộc Thành ủy, văn phòng Thành ủy, văn phòng UBND thành phố, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, Sở Y tế, UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức được đề nghị thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của rượu bia hoặc lồng ghép vào Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Ngoài ra, UBND TP. HCM yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên thực hiện nghiêm quy định về cấm uống rượu bia, đặc biệt là trong giờ làm việc, học tập. Cùng với đó, người làm việc trong các tổ chức trên không uống rượu bia trước và trong khi tham gia giao thông.
Thời gian gần đây, TP. HCM liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc rượu. Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. HCM cho rằng các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, đồ uống có cồn nhỏ lẻ không thuộc diện được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Vì vậy, công tác quản lý đối với các cơ sở này gặp một số khó khăn.
Các cơ sở này ít đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định hoặc đầu tư chỉ để đối phó với đoàn kiểm tra. Một số nơi đóng cửa, hoạt động về đêm nhằm né tránh các đoàn kiểm tra. Số khác sau khi bị lập biên bản vi phạm hành chính đã đóng cửa, giải thể, chuyển địa điểm khác nhằm tránh né xử phạt.
PV
Bộ Y tế điều chỉnh, bổ sung các cuộc thanh tra theo kế hoạch năm 2022