Ảnh minh họa.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công an cho biết, trong việc thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, Bộ Công an có trách nhiệm đề xuất với Chính phủ việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có liên quan đến phòng, chống mua bán người.
Đồng thời, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống mua bán người.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan và chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống mua bán người; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống mua bán người; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê về phòng, chống mua bán người; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mô hình phòng, chống mua bán người;
Bên cạnh đó, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người; thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền.
Trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người, Bộ Công an có trách nhiệm bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đấu trang phòng, chống mua bán người; thực hiện quản lý an ninh, trật tự để phòng ngừa mua bán người.
Ngoài ra, Bộ Công an chỉ đạo cơ quan Công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại các Điều 24, 25 và 26 của Luật Phòng chống mua bán người. Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
PV