Ảnh minh họa.
Bộ GTVT cho biết đã tiếp thu đầy đủ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ tại cuộc họp thường trực Chính phủ về Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể vào đầu tháng 7/2021, Hội đồng thẩm định quy hoạch đã họp thông qua nội dung Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với 30/30 phiếu thông qua. Báo cáo thẩm định đã được Chủ tịch Hội đồng ký ban hành tại văn bản số 69/BC-HĐTĐQH ngày 13/7/2021.
Theo dự thảo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình kèm theo Tờ trình số 10628/TTr-BGTVT, đến năm 2030, khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt đạt 11,8 triệu tấn (gấp 2,3 lần so vơi năm 2019), chiếm thị phần khoảng 0,27%; khối lượng vận chuyển hành khách đạt 460 triệu khách, chiếm thị phần 4,4%; trong đó đường sắt quốc gia là 21,5 triệu khách (gấp 2,7 lần năm 2019). Khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 7,35 tỉ tấn.km, chiếm thị phần khoảng 1,38%; hành khách 13,8 tỉ khách.km, chiếm thị phần 3,55%.
Trong giai đoạn 2021 - 2020 sẽ đầu tư nâng cấp, cải tạo đảm bảo an toàn 7 tuyến đường sắt hiện hữu; triển khai đầu tư 2 đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc -Nam (đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP. Hồ Chí Minh); ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa -Vũng Tàu; kết nối TP. Hồ Chí Minh với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp vơi các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ vơi tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.
Trong giai đoạn đến năm 2050 sẽ hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối TP. Hồ Chí Minh, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt xuyên Á. Duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến tuyến đường sắt hiện hữu đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.
Ngoài ra, quy hoạch mạng lưới đường sắt đến 2050 đang được trình duyệt về cơ bản không có nhiều thay đổi so với quy hoạch được duyệt tại Quyết định 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó mạng đường sắt cả nước bao gồm 7 tuyến chính hiện có, 18 tuyến xây dựng mới (giảm 3 tuyến so vơi quy hoạch trước đây; cắt giảm chiều dài 1 tuyến) và các tuyến kết nối vào các cảng, khu công nghiệp, khu kinh tế.
PV
Khẩn trương trình phương án cắt giảm đơn giản hóa quy định kinh doanh