CHIỀU
1. Danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh
(LSVN) - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Ảnh minh họa.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, trong bối cảnh thực hiện đổi mới giáo dục nghề nghiệp, một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là tăng cường tính tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhà nước chỉ có thể có các chính sách, đầu tư kinh phí đối với một số ngành, nghề đào tạo đặc thù chứ không thể bao cấp toàn bộ các ngành, nghề đào tạo.
Theo điểm c Khoản 2 Điều 62 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, người học được miễn học phí khi học các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Theo Khoản 19 Điều 15 của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, đối tượng được miễn học phí là "Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định."
Theo Điều 10 của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục ngành, nghề nặng nhọc, độc hại. Danh mục này cũng nằm trong nhóm các ngành, nghề đặc thù.
Các Nghị định này đều đề cập tới các yêu cầu, điều kiện hỗ trợ chính sách của nhà nước đối với đầu tư, người học và nhà giáo trong giáo dục nghề nghiệp có liên quan tới danh mục ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, hiện nay danh mục này chưa được ban hành. Vì vậy, để nhà nước có thể đầu tư trọng tâm, trọng điểm và có những cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút, khuyến khích việc học tập, giảng dạy thì cần phải xác định được danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù.
Việc ban hành Danh mục ngành, nghề đặc thù sẽ khuyến khích người học tăng cường vào học các ngành, nghề có tính đặc biệt, riêng biệt, có tính phức tạp cao, đòi hỏi chuyên môn sâu ở lĩnh vực ngành, nghề; có tính chất quan trọng, trọng điểm, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội; ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, tinh thần của người học; ngành nghề xã hội có nhu cầu hoặc cần bảo tồn nhưng khó tuyển sinh; ngành, nghề đòi hỏi đào tạo chuyên sâu trong thời gian dài, người học phải có năng khiếu hoặc năng lực chuyên biệt… Các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo những ngành, nghề này sẽ góp phần tăng thu nhập của người lao động, ổn định cuộc sống.
Tại dự thảo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất Danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù, bao gồm:
- Mã số (thống nhất với Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
- Tên gọi ở trình độ trung cấp (thống nhất với Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), bao gồm 454 ngành, nghề.
- Tên gọi ở trình độ cao đẳng (thống nhất với Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), bao gồm 257 ngành, nghề.
PV
Những lưu ý thí sinh cần chuẩn bị trước ngày thi tốt nghiệp THPT 2022
2. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh
(LSVN) - Vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Điện ảnh số 05/2022/QH15. Vậy theo quy định của Luật mới này, những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Điện ảnh, pháp luật nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
- Phát hành, phổ biến phim trong rạp chiếu phim, trên hệ thống truyền hình và địa điểm chiếu phim công cộng mà không có Giấy phép phân loại phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh (sau đây gọi là Giấy phép phân loại phim) hoặc Quyết định phát sóng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình (sau đây gọi là Quyết định phát sóng);
- Phổ biến phim trên không gian mạng mà không phân loại, hiển thị kết qua phân loại phim theo quy định của Luật này;
- Thay đổi, làm sai lệch nội dung phim và kết quả phân loại phim đối với phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
- Sản xuất, phát hành, phổ biến phim, lưu chiểu, lưu trữ phim không tuân thủ quy định của Luật này, Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
- Sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim, trừ trường hợp Luật sở hữu trí tuệ có quy định khác;
- Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng;
- Thẩm định, cấp Giấy phép phân loại phim trái quy định của pháp luật.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023.
HỒNG HẠNH
Từ ngày 01/7/2022 sẽ chuyển đổi sang hệ thống đấu thầu mới
3. Mức xử lý đối với hành vi vi phạm quy định quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở của đảng viên
(LSVN) - Vừa qua, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 69-QÐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Trong đó, quy định rõ mức xử lý đối với hành vi vi phạm quy định quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở của đảng viên.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, tại Điều 42, Quy định số 69-QĐ/TWđã quy định cụ thể về xử lý đảng viên vi phạm quy định quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở. Theo đó, đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
- Thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định quản lý và sử dụng nhà ở; vi phạm quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng công trình và quản lý nhà ở.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ tài chính, thủ tục, quy định, quyết định của Nhà nước về chuyển quyền sử dụng đất, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thiếu trách nhiệm trong chấp hành quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở; trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Trường hợp đã kỷ luật theo quy định trên mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
- Làm trái quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, thay đổi mục đích và quyền sử dụng đất; thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Cản trở, chống lại hoặc kích động, xúi giục, ép buộc người khác chống lại quyết định đúng pháp luật của cơ quan, cấp có thẩm quyền về thu hồi đất, giao đất, thực hiện các dự án quốc gia và về giải phóng mặt bằng.
- Vi phạm pháp luật về đất đai gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân, phải bồi thường mà không bồi thường theo quy định.
- Có trách nhiệm nhưng không phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất thuộc phạm vi theo dõi hoặc phụ trách.
- Làm trái quy định trong việc quản lý nhà, trụ sở làm việc của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội, nghề nghiệp, doanh trại đơn vị quân đội, công an hoặc trong sở hữu, xây dựng, sử dụng, sửa chữa nhà ở của tổ chức được giao quản lý.
- Lấn chiếm đất công để trục lợi.
- Thông đồng bên mua hoặc bên bán để kê khai giá chuyển nhượng bất động sản, quyền sử dụng đất nhằm trốn thuế, giảm thuế gây thất thoát thu ngân sách nhà nước.
Trường hợp vi phạm quy định nêu trên gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
- Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, hủy hoại đất.
- Giả mạo, gian lận giấy tờ, làm sai lệch hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất trái quy định của pháp luật.
- Vì lợi ích cục bộ mà ban hành văn bản hoặc chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, thu hồi đất trái pháp luật.
Quy định này thay thế Quy định số 07-QĐi/TW, ngày 28/8/2018 của Bộ Chính trị khoá XII về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm và Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị khoá XII về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; có hiệu lực từ ngày ký và được phổ biến đến chi bộ.
PHƯƠNG HOA
Thí sinh đạt bao nhiêu điểm thì đỗ tốt nghiệp THPT?
4. Xử lý nghiêm các hành vi đưa thông tin không chính xác đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng
(LSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, chính thức, chính xác về tình hình hoạt động thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu; xử lý nghiêm các hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, bất động sản.
Ảnh minh họa.
Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị phát triển thị trường BĐS an toàn, lành mạnh, bền vững. Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm kiên trì, kiên định, kiên quyết phát triển hệ sinh thái BĐS an toàn, lành mạnh, bền vững; không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý Nhà nước; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, nhưng rà soát, ngăn chặn, phát hiện những hành vi sai phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, không để đổ vỡ thị trường, bảo vệ những người làm đúng, bảo vệ, hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Đáng chú ý, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, chính thức, chính xác về tình hình hoạt động thị trường BĐS, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu; xử lý nghiêm các hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, BĐS.
Các cơ quan báo chí đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, tăng cường niềm tin của người dân với các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan thanh tra, kiểm toán và các cơ quan liên quan tăng cường công tác nắm bắt tình hình, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, BĐS, chống tham nhũng, tiêu cực…
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp nghiên cứu, rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc đấu giá quyền sử dụng đất (pháp luật về đấu giá, pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý thuế) bảo đảm thống nhất và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Thanh tra, kiểm kiểm tra và chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các địa phương phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đảm bảo đúng pháp luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thủ tục đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở, BĐS để hỗ trợ, tăng nguồn cung cho thị trường. Theo dõi và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh BĐS.
MAI HUỆ
Hướng dẫn sử dụng biên lai điện tử theo quy định mới
5. Tỷ phú Nga Roman Abramovich yêu cầu EU bồi thường thiệt hại
(LSVN) - Trước đó vào tháng 3 năm nay, Liên minh châu Âu (EU) đã trừng phạt tỷ phú Nga Roman Abramovich với cáo buộc ông này có "quan hệ mật thiết" với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tỷ phú Roman Abramovich yêu cầu Liên minh châu Âu bồi thường vì các lệnh trừng phạt. Ảnh tư liệu: EPA.
Báo The Wall Street Journal đưa tin tỷ phú Nga Roman Abramovich đã yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) chuyển 1 triệu USD cho tổ chức từ thiện của ông để bồi thường thiệt hại do các lệnh trừng phạt mà các nước phương Tây áp đặt.
Phóng viên tại Moskva dẫn nguồn tin trên cho biết EU đã trừng phạt tỷ phú Abramovich vào tháng 3 năm nay với cáo buộc ông này có "quan hệ mật thiết" với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người được cho là đã giúp tỷ phú trên tích lũy tài sản. EU cũng cho rằng Điện Kremlin được hưởng lợi từ các khoản thuế của tập đoàn thép Evraz mà ông Abramovich là cổ đông. Anh cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ông Abramovich, buộc nhà tài phiệt Nga phải bán Câu lạc bộ (CLB) bóng đá Chelsea mà ông sở hữu từ năm 2003, nhưng không có quyền thu lợi nhuận từ thương vụ này.
Theo báo trên, ông Abramovich cùng với một số doanh nhân khác của Nga cũng bị áp đặt trừng phạt đã đệ đơn kiện lên một tòa án của EU, song chưa có phiên điều trần nào được lên lịch. Trong hồ sơ vụ kiện, ông Abramovich, người cũng có quốc tịch Bồ Đào Nha, cho biết các lệnh trừng phạt đã vi phạm các quyền của ông với tư cách là công dân EU. Theo đó, ông yêu cầu EU chuyển 1 triệu USD vào quỹ từ thiện do ông lập ra sau khi bán CLB Chelsea với mục đích hỗ trợ Ukraine.
Ngày 16/7, Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề tư pháp Didier Reynders cho biết EU đã phong tỏa khối tài sản trị giá 13,9 tỷ euro (14 tỷ USD) của Nga kể từ khi Moskva bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, đồng thời cho hay phần lớn khối tài sản này do 6 nước EU phong tỏa.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg, ông Reynders nêu rõ phần lớn khối tài sản trên, 12,7 tỉ euro, do 6 nước gồm Đức, Pháp, Ireland, Áo, Bỉ và Luxembourg phong tỏa, trong khi những nước khác chỉ giữ lượng tài sản nhỏ hoặc không giữ tài sản nào.
Ngoài ra, ông Reynders cho biết ông đã đề nghị các nước EU xem xét đề xuất coi việc vi phạm các lệnh trừng phạt là phạm tội. Theo ông, điều này sẽ cho phép các nước châu Âu không chỉ có quyền phong tỏa mà còn thu giữ tài sản.
HÀ ANH/TTXVN
Hướng dẫn sử dụng biên lai điện tử theo quy định mới
6. Hà Nội: Kiểm tra, xử lý 146.170 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông trong 6 tháng đầu năm 2022
(LSVN) - Theo Công an TP. Hà Nội, ngoài việc xử phạt các trường hợp vi phạm qua mạng, trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động đã kiểm tra, xử lý 146.170 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, xử phạt hơn 83 tỉ đồng.
Ảnh minh họa.
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm 2022 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 do Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP. Hà Nội) tổ chức. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Cơ động Công an thành phố đã kiểm tra xử lý 146.170 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, phạt 83.283.518.000 đồng. So với cùng kỳ năm 2021, giảm 103.178 trường hợp (41,38%), giảm 49.256.254.000 đồng (37,16%).
Bên cạnh đó, nửa đầu năm 2022, Phòng Cảnh sát giao thông đã chủ động tham mưu, tổ chức phối hợp các lực lượng khác tăng cường phòng, chống đua xe và cổ vũ đua xe trái phép trên địa bàn thành phố Hà Nội, triển khai theo Quyết định số 1875/QĐ-CAHN-PC02 ngày 08/6/2021 của Giám đốc Công an TP. Hà Nội mở chuyên đề phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, mang theo hung khí gây rối trật tự công cộng trên địa bàn TP. Hà Nội; bố trí lực lượng phối hợp với các đơn vị liên quan phòng ngừa tình trạng đua xe và cổ vũ đua xe trái phép trên địa bàn Thành phố.
Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP. Hà Nội cho biết, thời gian qua, lực lượng này đã tiến hành xử phạt nhiều chủ phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ qua thông tin phản ánh trên một số trang mạng xã hội.
Theo đó, ngày 17/7, người điều khiển ô tô mang biển kiểm soát 30G-00xxx đã bị xử phạt 5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng về hành vi vượt đèn đỏ. Cụ thể, qua trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, người dân phản ánh bằng clip về việc xe ô tô có biển kiểm soát kể trên vượt đèn đỏ tại khu vực đường Giải Phóng, nút giao Tương Mai - Giải Phóng, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Ngay sau khi có phản ánh, Đội Cảnh sát giao thông số 14 thuộc phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố đã đề nghị lái xe đến làm việc. Tại cơ quan công an, lái xe đã thừa nhận hành vi vượt đèn đỏ của mình. Phòng Cảnh sát giao thông thành phố đã lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với lái xe.
Ngày 15/7, phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố cũng đã lập hồ sơ xử lý người điều khiển ô tô biển kiểm soát 36LD-00xxx về hành vi đi lên cầu Long Biên, từ tin báo của người dân qua Facebook.
Cũng liên quan đến xử phạt phương tiện vi phạm qua mạng xã hội, ngày 11/7, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã yêu cầu lái xe có biển kiểm soát 30G-08xxx đến làm việc do liên quan đến hình ảnh điều khiển xe đi vào đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển. Lái xe trên đã thừa nhận vi phạm và nộp phạt 2,5 triệu đồng, đồng thời bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe 2 tháng.
Nhờ tăng cường xử lý vi phạm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn giao thông nên số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn 6 tháng đầu năm đã giảm.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn thành phố xảy ra 408 vụ tai nạn giao thông, làm 223 người chết, 242 người bị thương; so với cùng kỳ năm 2021, giảm 11 vụ, tăng 52 người chết, giảm 30 người bị thương.
PV
Luật BHYT dự kiến điều chỉnh 5 nhóm chính sách lớn
7.
SÁNG
1. Kiến nghị một số nội dung sửa đổi Luật Đất Đai năm 2013
(LSVN) - Việc thi hành Luật Đất đai 2013 phát sinh những tồn tại, bất cập như một số quy định trong Luật Đất đai 2013 chưa phù hợp với một số luật có liên quan, nhất là các luật về tài sản gắn liền với đất; nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,… Do đó, đề góp phần xây dựng pháp luật về đất đai trong thời gian tới, tác giả kiến nghị một số nội dung sửa đổi Luật Đất đai năm 2013.
Thời gian qua, việc triển khai thi hành Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy, pháp luật đất đai đã đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tiếp tục được tháo gỡ để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất; việc công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng đất đai ngày càng được tăng cường, phát huy dân chủ; bộ máy quản lý từng bước được kiện toàn theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.
Bên cạnh đó, việc thi hành Luật Đất đai 2013 phát sinh những tồn tại, bất cập như một số quy định trong Luật Đất đai 2013 chưa phù hợp với một số luật có liên quan, nhất là các luật về tài sản gắn liền với đất; nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,…
Do đó, đề góp phần xây dựng pháp luật về đất đai trong thời gian tới, tôi xin kiến nghị một số nội dung sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, cụ thể như sau:
Một là, điểm a, khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai năm 2013 quy định thu hồi đất bị giải thể, phá sản; tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp bị dừng hoặc thu hồi giấy đăng ký kinh doanh nhưng không làm thủ tục giải thể, phá sản nên không có cơ sở để thu hồi đất. Do đó, cần có quy định cụ thể về trường hợp thu hồi đất bị giải thể, phá sản khi các doanh nghiệp bị dừng hoặc thu hồi giấy đăng ký kinh doanh.
Hai là, khoản 3 Điều 45 Luật Đất đai năm 2013 quy định, UBND cấp huyện chỉ trình HĐND cùng cấp thông qua quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, không quy định về việc trình HĐND cùng cấp thông qua Kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Tuy nhiên, điểm a, khoản 2 Điều 26 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: HĐND huyện có nhiệm vụ thông qua kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện trước khi trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Do vậy, chưa thống nhất giữa Luật Đất đai năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 nên cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp,
Ba là, điểm h, khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 quy định “Đất trồng cây hàng năm không sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục”. Tuy nhiên, Luật không quy định đối với đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác. Do đó, đề nghị bổ sung quy định đối với đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác.
Bốn là, khoản 1 Điều 73 Luật Đất đai 2013 quy định: "Việc sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.". Tuy nhiên, thực tế việc thỏa thuận hết sức khó khăn bởi người sử dụng đất đưa giá quá cao hoặc chủ đầu tư mua với giá thấp hơn giá bồi thường do Nhà nước thu hồi đất; hoặc có thể thỏa thuận được với đa số người sử dụng đất nhưng một số người sử dụng đất lại không chịu thỏa thuận, song các thửa đất của họ lại nằm ở trung tâm dự án, nên dự án không thể tiếp tục triển khai. Quy định này đã gây khó khăn cho người được giao đất, gây ách tắc cho việc giải phóng mặt bằng.
Do đó, cần sửa đổi quy định này theo hướng khuyến khích các bên tự thỏa thuận về giá đất đền bù. Quy định Nhà nước thu hồi đất, bồi thường và chủ đầu tư thỏa thuận với người dân cùng một giá cho người có đất bị thu hồi. Tránh tình trạng như hiện nay, những người chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh thì được đến bù giá thấp, còn những người chây ỳ không chịu giao đất sau đó lại được đến bù giá cao gây nên tình trạng khiếu kiện kéo dài; đồng thời, ngăn chặn được tình trạng lợi ích thu được từ việc thu hồi đất đang rơi vào túi một số người như hiện nay.
Năm là, Điều 103 Luật Đất đai năm 2013 quy định về việc xác định diện tích đất ở trong trường hợp có vườn, ao. Tuy nhiên, thực tế ao là một thửa đất sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, được đo đạc xác định ranh giới sử dụng đất rõ ràng, cụ thể trên thực địa và được thể hiện là thửa đất độc lập trên hồ sơ địa chính. Do đó, để đất có ao là không phù hợp. Vì vậy, đề nghị bỏ từ ao vì thực tế ao là một thửa đất sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, được đo đạc xác định ranh giới sử dụng đất rõ ràng, cụ thể trên thực địa và được thể hiện là thửa đất độc lập trên hồ sơ địa chính
Sáu là, khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Quy định này là mâu thuẫn các quy định của pháp luật dân sự. Theo khoản 2 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “...quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.” và không quy định cấm hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp làm nông nghiệp thì không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Hoặc người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp muốn nhận chuyển nhượng đất trồng lúa để sản xuất nâng cao thu nhập, chuyển đổi nghề nghiệp, tích tụ đất trồng lúa để sản xuất lớn, đầu tư công nghệ cao.
Vì vậy, đề nghị có hướng điều chỉnh đối với khoản 3 Điều 191 của Luật Đất đai để giải quyết việc nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đối với đất trồng lúa đồng thời đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo quy định của pháp luật./.
ĐỖ VĂN NHÂN
Lãi suất chậm thanh toán trong tranh chấp hợp đồng xây dựng: Thực tiễn xét xử và hướng giải quyết
2.Các phần di sản nào được áp dụng chia thừa kế theo pháp luật
(LSVN) - Theo quy định hiện hành, các phần di sản nào được áp dụng chia thừa kế theo pháp luật?
Ảnh minh họa.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 650, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Luật cũng quy định rõ những trường hợp thừa kế theo pháp luật. Theo đó, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
HỒNG HẠNH
Từ ngày 01/7/2022 sẽ chuyển đổi sang hệ thống đấu thầu mới
3. VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng thông báo rút kinh nghiệm về kiểm sát giải quyết vụ án 'Tranh chấp hợp đồng tín dụng'
(LSVN) - Qua công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án kinh doanh thương mại theo thủ tục giám đốc thẩm, VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng nhận thấy việc giải quyết vụ án kinh doanh thương mại về: “Tranh chấp hợp đồng tín dụng" giữa nguyên đơn Ngân hàng TMCP A với bị đơn Công ty TNHH VT và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập bà Hà Thị Hải Y. tại Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 02/2020/KDTM-PT ngày 20/7/2020 của TAND tỉnh QB có vi phạm, cần thông báo rút kinh nghiệm.
Ảnh minh họa.
Nội dung vụ án
Ngày 13/5/2016, Ngân hàng TMCP A - Chi nhánh QB (viết tắt là Ngân hàng) đã ký kết với Công ty TNHH VT (viết tắt là Công ty) 03 Hợp đồng tín dụng và được giải ngân với tổng số tiền là 3.520.000.000 đồng. Các khoản vay này được đảm bảo bằng các biện pháp bảo đảm:
+ Hợp đồng thế chấp tài sản số QBLBĐDN.07.220415 được ký kết giữa ông Hà Công D., bà Phạm Thị Q. với Ngân hàng ngày 27/4/2015, thế chấp quyền sử dụng đất tại thửa đất số 19, tờ bản đồ số 52 tại phường ĐP, thành phố ĐH, tỉnh QB thuộc quyền sở hữu của ông Hà Công D. và bà Phạm Thị Q. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Y 347176 do UBND thị xã ĐH cấp ngày 04/12/2003.
+ Hợp đồng thế chấp tài sản số QBI.BDDN.03.050314 ngày 11/3/2014, thế chấp quyền sử dụng đất tại thửa đất số 15, tờ bản đồ số 15 tại phường HĐ, thành phố ĐH thuộc quyền sở hữu của ông Lê Quang C. và bà Trần Thị H. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AC 186571 do UBND thành phố ĐH cấp ngày 09/8/2005.
+ Chứng thư bảo lãnh của ông Lê M. và bà Trần Thị G. bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của bên được cấp tín dụng với Ngân hàng.
Quá trình thực hiện các hợp đồng tín dụng, Công ty vi phạm nghĩa vụ cam kết trả nợ. Do đó, ngày 20/8/2018 Ngân hàng khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:
1. Buộc Công ty thanh toán cho Ngân hàng tổng số dư nợ còn thiếu tính đến ngày 16/12/2019 là 4.849.554.305 đồng (gồm nợ gốc 3.520.000.000 đồng; nợ lãi trong hạn 918.102.657 đồng; lãi quá hạn 375.579.965 đồng; lãi chậm trả 35.871.683 đồng).
2. Nếu Công ty không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì cơ quan có thẩm quyền xử lý tài sản bảo đảm thế chấp để thu hồi nợ.
Quá trình giải quyết vụ án
Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 27/2019/KDTM-ST ngày 16/12/2019 của TAND thành phố ĐH, tỉnh QB quyết định: “1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng A...
4. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng, về yêu cầu xử lý tài sản thế chấp của ông D., bà Q. để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Công ty.
5. Chấp nhận yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ có yêu cầu liên quan độc lập chị Hà Thị Hải Y., tuyên bố Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số QBLBĐDN.07.220415 ngày 27/4/2015 được ký kết giữa bên thế chấp ông Hà Công D., bà Phạm Thị Q.; bên nhận thế chấp Ngân hàng A đối với tài sản thế chấp là thửa đất số 19, tờ bản đồ số 52, diện tích 248.8m2, tại phường ĐP, thành phố ĐH, tỉnh QB theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Y 347167 do UBND thị xã ĐH cấp ngày 04/12/2003 mang tên hộ ông Hà Công D., bà Phạm Thị Q. là vô hiệu.”.
Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 02/2020/KDTM-PT ngày 20/7/2020 của TAND tỉnh QB sửa Bản án sơ thẩm, tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng A, bác yêu cầu độc lập của bà Hà Thị Hải Y.
Sau khi xét xử phúc thẩm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là bà Hà Thị Hải Y. có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm nêu trên đề nghị TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm vụ án theo hướng hủy Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm, giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 21/2021/KDTM-GĐT ngày 30/11/2021, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại Đà Nẵng quyết định hủy toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 02/2020/KDTM-PT ngày 20/7/2020 của TAND tỉnh QB, giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 27/2019/KDTM-ST ngày 16/12/2019 của TAND thành phố ĐH, tỉnh QB.
Những vấn đề cần rút kinh nghiệm
Hợp đồng thế chấp số QBIBĐDN.07.220415 ký kết giữa ông Hà Công D., bà Phạm Thị Q. với Ngân hàng ngày 27/4/2015 thể hiện tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Y 347167 ngày 04/12/2003 đứng tên Hộ gia đình ông Hà Công D. và bà Phạm Thị Q., hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... đều thể hiện là cấp đất cho hộ gia đình ông Hà Công D., bà Phạm Thị Q. Tuy nhiên, khi ký kết Hợp đồng thế chấp chỉ có ông D. và bà Q. ký vào hợp đồng thế chấp, các thành viên trong hộ không ký, không có ủy quyền hoặc có văn bản đồng ý là trái quy định quy định tại khoản 1, 2 Điều 111; khoản 1, 2 Điều 146 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ và khoản 2 Điều 109, khoản 2 Điều 223, khoản 2 Điều 217 Bộ luật Dân sự năm 2005; khoản 29 Điều 3, Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 và khoản 1 Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
Mặt khác, tại thời điểm ký hợp đồng thế chấp ngày 27/4/2015, ông D. là người bị mù lòa nhưng chỉ có một người làm chứng là trái quy định của khoản 3 Điều 36 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ.
Bên cạnh đó, theo Biên bản xem xét thẩm định của Tòa án cấp phúc thẩm ngày 28/4/2020, thể hiện tại thửa đất số 19, tờ bản đồ số 52 đem thế chấp có 02 ngôi nhà: 01 ngôi nhà của bà Q. và ông D.; 01 ngôi nhà của bố mẹ ông D. là cụ Hà Công T. (chết năm 1978) và cụ Nguyễn Thị L. (chết năm 1999) để lại và hiện tại ông Hà Công Đ. đang quản lý, sử dụng, nhưng hồ sơ thế chấp không có tài liệu, chứng cứ chứng minh ông Hà Công Đ. biết việc thế chấp tài sản này, không có giấy tờ chứng minh ông D. đã được thừa kế; Tòa án cấp phúc thẩm nhận định cho rằng: “Về mặt pháp lý thì nhà ở này thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông D. nhận thừa kế của bố mẹ” để hợp pháp hóa chủ quyền nhà đất thế chấp là chưa phù hợp với các chứng cứ có tại hồ sơ vụ án, không đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của ông Đ. và những người thừa kế của cụ Hà Công T., cụ Nguyễn Thị L.
Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố Hợp đồng thế chấp số QBI.BĐDN.07.220415 ngày 27/4/2015 bị vô hiệu là có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc xử lý tài sản thế chấp thửa đất số 19, tờ bản đồ số 52 tọa lạc tại phường ĐP, thị xã ĐH, tỉnh QB là không đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo thỏa thuận tại Điều 3 của Hợp đồng thế chấp số QBI.BĐDN.07.220415 ngày 27/4/2015 thì ông Hà Công D., bà Phạm Thị Q. chỉ bảo đảm cho khoản vay cao nhất là 1.830.000.000 đồng nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại tuyên: “Trường hợp khi bản án có hiệu lực pháp luật mà Công ty TNHH VT không trả được nợ, ông Lê M và bà Trần Thị G không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho Công ty TNHH VT thì Ngân hàng TMCP A có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phát mại tài sản để đảm bảo thu hồi nợ theo các hợp đồng thế chấp tài sản số QBI.BĐDN.07.220415 ngày 27/4/2015 được ký kết giữa ông Hà Công D., bà Phạm Thị Q. với bên nhận thế chấp Ngân hàng TMCP A theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Y 347167 ngày 04/12/2003...” có nghĩa là tài sản thế chấp của ông Hà Công D., bà Phạm Thị Q. bảo đảm cho toàn bộ số nợ gốc 3.520.000.000 đồng và lãi phát sinh của Công ty TNHH VT là không đúng theo thỏa thuận và không phân định rõ trách nhiệm bảo đảm của ông Hà Công D, bà Phạm Thị Q là không đúng. Do đó, Quyết định giám đốc thẩm số 21/2021/KDTM-GĐT ngày 30/11/2021 của Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại Đà Nẵngđã chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng, hủy toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 02/2020/KDTM PT ngày 20/7/2020 của TAND tỉnh QB, giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 27/2019/KDTM-ST ngày 16/12/2019 của TAND thành phố ĐH, tỉnh QB.
PV
Thời gian công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2022
4. Xua chó dữ tấn công người khác là hành vi nguy hiểm, man rợ
(LSVN) - Việc một người thả chó dữ tấn công đối thủ ở TP. Đà Nẵng khiến dư luận hết sức bất bình, phẫn nộ lẫn lo lắng, bất an. Rõ ràng đây là hành vi rất nguy hiểm cho xã hội, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Điều đáng nói là trên các diễn đàn mạng xã hội một số người tỏ ra "thông cảm" với chủ chó, cho rằng trong tình thế cấp thiết, bị đánh hội đồng,... có thể chủ chó đã quẫn trí nên làm vậy.
Ở đây chúng ta chưa bàn đến sự đúng sai của sự việc, tuy nhiên hành vi cố tình xua chó tấn công người khác là không thể chấp nhận được. Mặt khác, đây hoàn toàn không phải là tình huống cấp thiết hay phòng vệ chính đáng mà là hành động trả đũa, trả thù người đã vây đánh mình trước đó.
Có thể nói, hành động về nhà xua chó pitbull, becgie là những loài chó dữ, thường dùng cho việc bảo vệ nhà cửa, tài sản tấn công người khác là rất nguy hiểm, man rợ. Bởi những loài vật này, vốn đã rất hung dữ khi chủ đích tấn công người khác thì không khác gì xua các loài thú dữ như rắn độc, hổ, báo... Do đó, việc xua các loài chó dữ tấn công người khác không những là hành vi phạm luật, tội phạm mà có thể bị xem xét truy tố về hành vi man rợ, dã man vì thường thì chỉ có thời trung cổ.
Theo quy định hiện hành những người có hành vi nguy hiểm này có thể bị xử lý hành chính theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy vậy, nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng như gây thương tích hoặc dẫn đến chết người thì có thể bị xử lý theo các Điều 123, 134 của Bộ luật Hình sự về các tội "Giết người" hoặc "Cố ý gây thương tích". Ngoài ra, chủ chó còn có thể phải bồi thường về dân sự do vật nuôi của mình gây ra theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Hành vi xua chó dữ hoặc các loài vật hung dữ khác tấn công người khác cần bị xã hội lên án mạnh mẽ và phải bị xử lý nghiêm. Bởi đây thực sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nếu không xử lý nghiêm sẽ dẫn đến sự "ngộ nhận" và có thể dẫn đến các trường hợp tương tự về sau. Nguy hiểm hơn sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho những kẻ coi thường pháp luật, coi thường sức khỏe, tính mạng người khác bắt chước, làm theo gây bất ổn cho trật tự an toàn xã hội.
Tuyệt đối không nên có suy nghĩ "thông cảm" hay du di, hay cho qua hoặc xử lý nhẹ đối với hành vi nguy hiểm, có tính chất man rợ này./
Thạc sĩ PHẠM VĂN CHUNG
Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
Không nên quy định chỉ được chuyển nhượng biển số trúng đấu giá kèm theo xe ôtô
5. Khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng
(LSVN) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng. Trong đó, tại Điều 22 Thông tư quy định rõ về khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, căn cứ kết quả giám sát, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng quyết định hoặc trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, phê duyệt khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng.
Việc khuyến nghị, cảnh báo đối với đối tượng giám sát ngân hàng căn cứ vào một hoặc kết hợp một số nội dung sau đây:
- Khi kết quả giám sát thể hiện dưới hình thức chỉ tiêu định lượng của đối tượng giám sát ngân hàng vượt ngưỡng cảnh báo;
- Trên cơ sở áp dụng phương pháp chuyên gia khi đánh giá, phân tích các thông tin định tính phản ánh các rủi ro tiềm ẩn và nguy cơ vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng từ kết quả giám sát kết hợp với kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán độc lập, kết luận kiểm toán nội bộ, thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước khác;
- Khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
Khi nhận được các khuyến nghị, cảnh báo, đối tượng giám sát ngân hàng phải có trách nhiệm kịp thời báo cáo, giải trình các khuyến nghị, cảnh báo theo yêu cầu của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng bao gồm tối thiểu các nội dung như thực trạng, nguyên nhân và kế hoạch khắc phục. Thời hạn nộp báo cáo, giải trình của đối tượng giám sát ngân hàng được nêu cụ thể trong văn bản khuyến nghị, cảnh báo gửi đối tượng giám sát ngân hàng. Đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện khuyến nghị, cảnh báo của đối tượng giám sát ngân hàng.
Trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng tiếp tục tiềm ẩn rủi ro, có nguy cơ vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng sau khi thực hiện kế hoạch khắc phục, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng kiến nghị cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng quy định tại Điều 21 Thông tư này.
Thông tư 08/2022/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2022.
THU HUỆ
Nếu chỉ thu hồi tài sản và kỷ luật thì tình hình tham nhũng sẽ càng phức tạp
6. Trường hợp nào không được giải quyết trợ cấp tai nạn lao động?
(LSVN) - Theo quy định của pháp luật hiện hành, những trường hợp nào không được giải quyết trợ cấp tai nạn lao động?
Ảnh minh họa.
Căn cứ Điều 40 và Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, khoản 6 Điều 8 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật An toàn, vệ sinh lao động, dù bị tai nạn trên thực tế nhưng người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ không được hưởng trợ cấp tai nạn lao động:
Thứ nhất, bị tai nạn thuộc các trường hợp quy định nhưng mức độ suy giảm khả năng lao động dưới 5%. Theo khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, các tai nạn được xem xét hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:
- Tai nạn xảy ra tại nơi làm việc và trong giờ làm việc.
- Tai nạn xảy ra xgoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi người lao động thực hiện công việc theo yêu cầu của phía người sử dụng lao động.
- Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Thứ hai, bị tai nạn do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn cho người đó mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Thứ ba, bị tai nạn do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
Thứ tư, bị tai nạn do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật. Các chất ma túy, chất gây nghiện trong trường hợp này là các chất thuộc Danh mục chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
HỒNG HẠNH
Hướng dẫn sử dụng biên lai điện tử theo quy định mới
7. Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
(LSVN) -
Về việc khai sửa đổi, bổ sung các thông tin về cơ sở sản xuất, tại Điều 37 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định, khi có sự thay đổi về nội dung đã thông báo cơ sở sản xuất với cơ quan Hải quan thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo cho cơ quan Hải quan trước khi thực hiện.
Trên thực tế các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn các nội dung về máy móc, lao động thường xuyên có sự thay đổi, vì vậy phát sinh bất cập phải thực hiện thường xuyên, liên tục thủ tục thông báo sửa đổi, bổ sung thông báo cơ sở sản xuất.
Do đó, để tháo gỡ vướng mắc, tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về thời gian khai sửa đổi, bổ sung về thông tin cơ sở sản xuất là chậm nhất vào ngày thứ mười tháng đầu tiên của quý kế tiếp kể từ ngày phát sinh thay đổi, tổ chức cá nhân có trách nhiệm thông báo cho cơ quan Hải quan. Riêng thay đổi về thông tin địa điểm sản xuất, nơi lưu giữ phải báo cáo cơ quan Hải quan trước khi thực hiện.
Đồng thời, bổ sung quy định cụ thể về các chứng từ tổ chức, cá nhân phải nộp cho cơ quan Hải quan khi thông báo cơ sở sản xuất để đồng bộ quy định với Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021.
Bên cạnh đó, tại dự thảo Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung quy định về thời gian thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất là chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cá nhân nhận được quyết định kiểm tra thì cơ quan Hải quan phải thực hiện hoạt động kiểm tra cơ sở sản xuất và bổ sung thẩm quyền, nội dung kiểm tra cơ sở sản xuất.
Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung Điều 47 về thời hạn để sửa chữa, tái chế hàng tái nhập là 12 tháng và trường hợp đặc thù thì được quá 12 tháng; đồng thời quy định rõ chính sách thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và chính sách thuế đối với sản phẩm tái chế không tái xuất được.
DUY ANH
Nếu chỉ thu hồi tài sản và kỷ luật thì tình hình tham nhũng sẽ càng phức tạp
8.