SÁNG
1. Đề xuất sửa đổi nhóm chính sách liên quan đến hiệp thương giá
(LSVN) - Đây là một trong những đề xuất đáng chú ý tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi nhóm chính sách liên quan đến hiệp thương giá nhằm mục tiêu hài hòa lợi ích, đảm bảo giao dịch được diễn ra minh bạch, phù hợp với quy luật kinh tế thị trường.
Ảnh minh họa.
Dự thảo đề xuất điều chỉnh các quy định hiện hành về phạm vi áp dụng hiệp thương giá chỉ thực hiện giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp với vai trò trọng tài của Nhà nước. Trên cơ sở đó, quy định rõ hơn tính pháp lý của kết quả hiệp thương và trách nhiệm của các đơn vị trong tổ chức thực hiện.
Dự thảo Luật đã quy định rõ hơn về phạm vi, nguyên tắc hiệp thương giá. Cụ thể, hiệp thương giá là phương thức thỏa thuận giữa các doanh nghiệp về giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm trung gian hỗ trợ các bên thỏa thuận. Việc hiệp thương chỉ thực hiện giữa các đối tượng là doanh nghiệp trong việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ đáp ứng điều kiện hiệp thương giá; các doanh nghiệp đề nghị hiệp thương trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và khi 2 bên đều phải có văn bản đề nghị hiệp thương.
Như vậy, các trường hợp thực hiện hiệp thương giữa một bên là Nhà nước với một bên là doanh nghiệp sẽ được loại bỏ và thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá.
Đồng thời, việc tổ chức hiệp thương cũng được điều chỉnh, quy định rõ ràng hơn. Theo đó, khi nhận được văn bản đề nghị hiệp thương giá của cả bên mua, bên bán hàng hóa, dịch vụ; cơ quan hiệp thương rà soát đánh giá để làm rõ hàng hóa, dịch vụ đề nghị hiệp thương. Trường hợp cần thiết yêu cầu các bên có văn bản bổ sung các thông tin về hàng hóa dịch vụ.
Cơ quan hiệp thương tổ chức hội nghị hiệp thương để bên mua và bên bán thương lượng với nhau về mức giá trên cơ sở hợp tác, hài hòa lợi ích giữa các bên. Cơ quan hiệp thương có vai trò trung gian, không được can thiệp vào mức giá thương lượng giữa các bên.
Khi bên mua và bên bán thỏa thuận được với nhau về mức giá thì hội nghị hiệp thương kết thúc. Mức giá hiệp thương chỉ được áp dụng cho đúng vụ việc mua, bán và khối lượng hàng hóa, dịch vụ đã được các bên thống nhất tại văn bản đề nghị hiệp thương; mức giá hiệp thương không có giá trị để áp dụng cho các trường hợp khác. Các bên chịu trách nhiệm về mức giá hiệp thương, việc tổ chức thực hiện mức giá hiệp thương.
Trong trường hợp bên mua và bên bán không thương lượng thỏa thuận được mức giá thì cơ quan hiệp thương lập biên bản để ghi nhận nội dung hội nghị và tiến hành ban hành Quyết định mức giá hiệp thương để 2 bên thực hiện. Việc ban hành Quyết định giá hiệp thương được thực hiện tương tự như việc ban hành Quyết định giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Các đơn vị có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu để cơ quan hiệp thương thực hiện định giá theo quy định. Quyết định giá hiệp thương chỉ được áp dụng cho đúng đối tượng đề nghị hiệp thương và không có giá trị để áp dụng cho các trường hợp khác.
Theo Bộ Tài chính, việc quy định như trên thể hiện rõ tính chất của biện pháp hiệp thương giá hướng đến đề cao việc thỏa thuận giữa các bên trong đó có vai trò trung gian của cơ quan tổ chức nhằm hướng đến mục tiêu hài hòa lợi ích, đảm bảo giao dịch được diễn ra minh bạch, phù hợp với quy luật kinh tế thị trường. Mặt khác, cũng quy định rõ phạm vi áp dụng giá hiệp thương nhằm tránh các trường hợp lợi dụng mức giá hiệp thương để sử dụng cho các mục đích khác, không đúng với yêu cầu hiệp thương và vụ việc mua bán.
PHƯƠNG NGUYỄN
Đề xuất quy định cụ thể hơn về việc kê khai giá
2. Giảm lãi suất cho vay còn 0,75%/tháng đối với thương nhân hoạt động tại vùng khó khăn
(LSVN) - Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.
Ảnh minh họa.
Theo đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định lãi suất cho vay được quy định tại Điều 8 Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg.
Cụ thể, quy định hiện nay: "Lãi suất cho vay bằng 0,9%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Tài chính".
Dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung theo hướng: "Lãi suất cho vay bằng 0,75%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. Việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ trên cơ sở đề xuất của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội. Lãi suất cho vay đảm bảo nguyên tắc bù đắp lãi suất bình quân các nguồn vốn và phí quản lý đối với Chương trình này. Trong đó, lãi suất bình quân các nguồn vốn và phí quản lý xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội".
ĐẠT NGUYỄN
Bộ GD&ĐT đề xuất miễn học phí cho học sinh THCS cả nước
3. Danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh
(LSVN) - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Ảnh minh họa.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, trong bối cảnh thực hiện đổi mới giáo dục nghề nghiệp, một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là tăng cường tính tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhà nước chỉ có thể có các chính sách, đầu tư kinh phí đối với một số ngành, nghề đào tạo đặc thù chứ không thể bao cấp toàn bộ các ngành, nghề đào tạo.
Theo điểm c Khoản 2 Điều 62 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, người học được miễn học phí khi học các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Theo Khoản 19 Điều 15 của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, đối tượng được miễn học phí là "Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định."
Theo Điều 10 của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục ngành, nghề nặng nhọc, độc hại. Danh mục này cũng nằm trong nhóm các ngành, nghề đặc thù.
Các Nghị định này đều đề cập tới các yêu cầu, điều kiện hỗ trợ chính sách của nhà nước đối với đầu tư, người học và nhà giáo trong giáo dục nghề nghiệp có liên quan tới danh mục ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, hiện nay danh mục này chưa được ban hành. Vì vậy, để nhà nước có thể đầu tư trọng tâm, trọng điểm và có những cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút, khuyến khích việc học tập, giảng dạy thì cần phải xác định được danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù.
Việc ban hành Danh mục ngành, nghề đặc thù sẽ khuyến khích người học tăng cường vào học các ngành, nghề có tính đặc biệt, riêng biệt, có tính phức tạp cao, đòi hỏi chuyên môn sâu ở lĩnh vực ngành, nghề; có tính chất quan trọng, trọng điểm, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội; ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, tinh thần của người học; ngành nghề xã hội có nhu cầu hoặc cần bảo tồn nhưng khó tuyển sinh; ngành, nghề đòi hỏi đào tạo chuyên sâu trong thời gian dài, người học phải có năng khiếu hoặc năng lực chuyên biệt… Các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo những ngành, nghề này sẽ góp phần tăng thu nhập của người lao động, ổn định cuộc sống.
Tại dự thảo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất Danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù, bao gồm:
- Mã số (thống nhất với Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
- Tên gọi ở trình độ trung cấp (thống nhất với Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), bao gồm 454 ngành, nghề.
- Tên gọi ở trình độ cao đẳng (thống nhất với Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), bao gồm 257 ngành, nghề.
PV
Những lưu ý thí sinh cần chuẩn bị trước ngày thi tốt nghiệp THPT 2022
4. Ưu tiên chính sách về nhà ở xã hội cho Cảnh sát cơ động
(LSVN) - Đây là một trong những nội dung mới đáng chú ý tại Luật Cảnh sát cơ động số 04/2022/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2022.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, tại Điều 30 Luật Cảnh sát cơ động quy định Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Phối hợp với Bộ Công an quy hoạch quỹ đất phù hợp để xây dựng trụ sở đóng quân, thao trường huấn luyện cho Cảnh sát cơ động.
- Hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động của Cảnh sát cơ động phù hợp với khả năng của địa phương và theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Cảnh sát cơ động.
- Ưu tiên thực hiện chính sách về nhà ở xã hội cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động theo quy định của pháp luật.
Luật hiện hành chỉ quy định Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo đảm và tạo điều kiện để Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Như vậy, so với quy định tại Luật Cảnh sát cơ động 2013, các yêu cầu về trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với lực lượng cảnh sát cơ động tại Luật Cảnh sát cơ động 2022 đã có nhiều quy định cụ thể hơn.
Luật Cảnh sát cơ động 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023.
TIẾN HƯNG
Giám sát chặt việc cho vay hỗ trợ lãi suất 2% tại các ngân hàng thương mại
5. B có phạm tội ‘Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy’?
(LSVN) - B có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy bị Công an bắt quả tang. Hành vi của B có phạm tội “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” hay không? Tình huống này hiện có những quan điểm giải quyết khác nhau.
B là một đối tượng nghiện ma túy lâu năm. Vào ngày 20/10/2021 đối tượng B, sinh năm 1995 đang sử dụng ma tuý tại nhà mình (nhà của B do B đứng tên và quản lý) thì có 04 bạn nghiện đến chơi, thấy B có ma tuý và các dụng cụ sử dụng ma tuý ở đó nên 04 đối tượng này cùng vào sử dụng chung với B. Vì là bạn bè nên B đồng ý cho tất cả cùng sử dụng ma tuý tại nhà mình. Đang trong quá trình sử dụng ma tuý thì các đối tượng này bị lực lượng Công an bắt quả tang, thu giữ các dụng cụ sử dụng ma tuý và các mảnh giấy bạc (theo giám định là có bám dính ma tuý MDMA - không xác định được khối lượng do còn quá ít).
Thực tiễn vụ án trên ta thấy Nguyễn Văn B mua ma tuý về chỉ để sử dụng và không có mục đích khác, lượng ma túy thu giữ không đủ yếu tố cấu thành tội “Tàng trữ trái phép chất ma tuý”, do đó trong trường hợp này chỉ xem xét đến việc hành vi nêu trên của B có phạm tội “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý” theo Điều 256 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 hay không?
Về vụ việc này có một số quan điểm sau đây:
Quan điểm thứ nhất: Hành vi nêu trên của B không phạm tội “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý” vì theo Điều 256 BLHS năm 2015 thì tội “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” quy định như sau:
“1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.
Mặt khác, đối chiếu với Điều 256 BLHS năm 2015 ta thấy ngôi nhà là của B, do B đứng tên và quản lý. B biết 04 đối tượng là bạn nghiện của mình bị nghiện ma tuý nhưng B vẫn đồng ý (ý thức chủ quan) để họ trực tiếp sử dụng trái phép chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Hành vi này của B đã đủ yếu tố cấu thành tội “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” theo Điều 256 BLHS năm 2015.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại điểm b tiết 7.3 mục 7 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999 như sau: “b) Người nghiện ma túy cho người nghiện ma túy khác cùng sử dụng trái phép chất ma túy tại địa điểm thuộc quyền sở hữu. chiếm hữu hoặc quản lý của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy....”. Tuy nhiên tại Điều 3 Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 11 năm 2015 đã bãi bỏ điểm b tiết 7.3 mục 7 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT. “Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2015. Bãi bỏ các hướng dẫn tại điểm đ tiết 3.7 mục 3 Phần II; điểm b tiết 7.3 mục 7 Phần II, mục 8 Phần II của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT”.
Đối chiếu theo quy định của điểm b tiết 7.3 mục 7 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT thì hành vi của B không phạm tội “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý” vì B là người nghiện ma túy và cùng cho người khác sử dụng ma tuý tại nhà mình nên không phạm tội này. Tuy nhiên, theo Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT đã bãi bỏ hướng dẫn tại điểm b tiết 7.3 mục 7 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT nhưng vẫn chưa có hướng dẫn nào thay thế hướng dẫn nên theo nguyên tắc có lợi thì hành vi của B không phạm tội “Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy”.
Vì vậy, ở quan điểm này hành vi của B không phạm tội “Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy”.
Quan điểm thứ hai đây cũng là quan điểm của các tác giả cho rằng: Hành vi nêu trên của B đã phạm tội “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” theo Điều 256 BLHS năm 2015.
Theo phân tích ở quan điểm thứ nhất ta thấy về chủ thể, khách thể, mặt khách quan, chủ quan của B thì đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm “Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” theo Điều 256 BLHS năm 2015.
Tuy theo hướng dẫn tại điểm b tiết 7.3 mục 7 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT thì hành vi của B không phạm “Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” vì B nghiện ma tuý và cùng cho người khác sử dụng tại nhà mình. Qua thực tiễn xử lý các tội về ma tuý, đặc biệt là tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy thì quy định tại điểm b tiết 7.3 mục 7 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT là một bất cập, quy định như vậy rất khó có thể xử lý hình sự các đối tượng tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy vì hầu hết trong số này là người nghiện. Sau khi bị bắt lại được thả khiến các cá nhân vi phạm coi thường pháp luật, dễ tái phạm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây gia tăng người nghiện ma túy tổng hợp và xuất hiện ngày càng nhiều các trường hợp “ngáo đá”.
Từ thực tiễn trên nên tại Điều 3 Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT đã bãi bỏ điểm b tiết 7.3 mục 7 Phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT. Do đó trong trường hợp của B ta chỉ cần đối chiếu với hành vi của B với Điều 256 BLHS năm 2015 quy định:
“1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.
Do vậy, hành vi của B đã thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, không có văn bản nào hướng dẫn loại trừ trách nhiệm hình sự của B.
Từ những phân tích, lập luận nêu trên, quan điểm của chúng tôi cho rằng hành vi của B đã phạm vào “Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” theo điểm d khoản 2 Điều 256 BLHS 2015.
Xin được trao đổi và mong nhận được nhiều ý kiến tranh luận của đồng nghiệp và bạn đọc./.
NGUYỄN PHI HÙNG
Toà án Quân sự Quân khu 4
TP. HCM triển khai tổ chức tiêm vaccine Covid-19 mũi 4 cho người dân
6. Bổ sung quy định cấp GCN quyền sở hữu công trình trên đất thương mại, dịch vụ vào mục đích lưu trú du lịch
(LSVN) – Bộ Tài nguyên và Môi trường đã gửi Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai để Bộ Tư pháp thẩm định. Sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ hoàn chỉnh dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai để trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Dự thảo Nghị định đã bổ sung khoản 5 Điều 32 và sửa đổi, bổ sung Điều 72 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định về việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật về du lịch trên đất thương mại, dịch vụ.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực tế triển khai việc cấp Giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu đối với các công trình nêu trên gặp nhiều khó khăn tại các địa phương. Có địa phương chưa triển khai thực hiện được việc cấp Giấy chứng nhận hoặc có địa phương đã triển khai thực hiện được việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với các công trình, tuy nhiên không phù hợp với quy định của pháp luật (như xác định loại đất là đất ở hoặc đất ở không hình thành đơn vị ở với thời hạn sử dụng lâu dài), dẫn đến ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ đầu tư cũng như của người nhận chuyển nhượng quyền sở hữu.
Để thống nhất trong cách triển khai thực hiện tại các địa phương. Giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận cho các loại công trình này Dự thảo đã bổ sung 01 điều (Điều 32 a) quy định về chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật về du lịch trên đất thương mại, dịch vụ và sửa đổi, bổ sung 01 điều (Điều 72 về trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp nêu trên.
Dự thảo Nghị định bổ sung khoản 5 Điều 32 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như sau: “5. Đối với công trình xây dựng có sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật về du lịch trên đất thương mại, dịch vụ nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mục đích sử dụng đất thương mại, dịch vụ và thời hạn sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 126, Điều 128 của Luật Đất đai. Chủ sở hữu công trình xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản. Việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và việc thể hiện thông tin về thửa đất trên Giấy chứng nhận phải đúng mục đích và thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”.
Quy định về chế độ sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 48 của Luật Du lịch năm 2017 thì căn hộ du lịch, biệt thự du lịch là cơ sở lưu trú du lịch và việc kinh doanh dịch vụ lưu trú tại các căn hộ du lịch, biệt thự du lịch thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch và thuộc nhóm ngành dịch vụ lưu trú,ăn uống quy định tại Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 10 của Luật Đất đai và quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì việc sử dụng đất vào mục đích kinh doanh dịch vụ thuộc loại đất thương mại, dịch vụ.
Về chế độ sử dụng đất thương mại, dịch vụ đã được quy định tại Điều 153 của Luật Đất đai thời hạn sử dụng đất được quy định tại khoản 3 Điều 126 của Luật Đất đai, theo đó thời hạn cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin thuê đất nhưng không quá 50 năm, đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn cho thuê đất không quá 70 năm khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất (Theo Công văn số 703/BTNMT-TCQLĐĐ của Bộ Tài Nguyên và Môi trường)
Nhiều Dự án bất động sản du lịch tại Khánh Hòa chưa điều chỉnh loại đất Thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa đã quyết định điều chỉnh loại hình “đất ở không hình thành đơn vị ở”trở lại đất thương mại dịch vụ đúng với Luật Đất đai. Tính đến tháng12/2021, BQL Khu Du lịch Bán đảo Cam Ranh có báo cáo gửi UBND tỉnh Khánh Hòa về các dự án có đất ở không hình thành đơn vị ở tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh. Theo báo cáo, có 18 dự án tại khu vực nói trên được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành quyết định chủ trương đầu tư có đất ở không hình thành đơn vị ở. Trong đó, có 10 dự án đã chuyển từ đất ở không hình thành đơn vị ở sang đất thương mại, dịch vụ theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại thông báo số 410/TB- UBND ngày 02/7/2019 và thông báo số 154/TB-UBND ngày 08/4/2020. Ngoài 10 dự án đã điều chỉnh về loại đất thương mại dịch, còn 8 dự án chưa thực hiện chuyển đổi từ đất ở không hình thành đơn vị ở sang đất thương mại, dịch vụ gồm: Dự án Khu nghỉ dưỡng Cam Ranh Flower của Công ty TNHH Khu Nghỉ dưỡng Bãi Dài (D2b=15,36ha);Dự án của Công ty TNHH Vinpearl Bãi Dài (Lô D6b2,D7a1=22,8 ha); Dự án Khu du lịch Sài Gòn – Cam Ranh resort của công ty cổ phần Sài Gòn-Cam Ranh ( Lô D8b=19,79 ha); Dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp Eurowindow của Công ty CP Đầu tư Du lịch Eurowindow Nha Trang ( Lô D12 a diện tích 34,5 Ha); Dự án Khu du lịch cao cấp Phát Đạt của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát Đạt Nha Trang ( lô D14a và D14b : diện tích 26 ha); Dự án Khu Du lịch sinh thái Prime - Prime Resorts and Hotels của Cty TNHH Đầu tư Cam Lâm ( Lô D14C= 13,2375 ha); Dự án Khu du lịch – dịch vụ tổng hợp bắc bán đảo Cam Ranh của Công ty TNHH Hoàn Cầu Cam Ranh ( Lô T11c, T11d, T11e, X18b, X18c , diện tích 56.98 ha).; Dự án Cam Ranh City Gate của Công ty Cổ phần Câu lạc bộ Du thuyền và khu nghỉ dưỡng Cam Ranh. (T13K, T13I, X23H, X23N, X22L, X23I, X23K, D42, D43, D48, MN2 = 40ha và 7ha mặt nước ). Việc xử lý vi phạm về quản lý đất đai liên quan đến việc“ sáng tác “ loại đất chưa được Luật Đất đai quy định thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh Khánh Hòa. |
ĐẠI HƯNG
Từ ngày 01/7/2022 sẽ chuyển đổi sang hệ thống đấu thầu mới
7. Dẫn tin TG
CHIỀU
1. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh
(LSVN) - Vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Điện ảnh số 05/2022/QH15. Vậy theo quy định của Luật mới này, những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Điện ảnh, pháp luật nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
- Phát hành, phổ biến phim trong rạp chiếu phim, trên hệ thống truyền hình và địa điểm chiếu phim công cộng mà không có Giấy phép phân loại phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh (sau đây gọi là Giấy phép phân loại phim) hoặc Quyết định phát sóng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình (sau đây gọi là Quyết định phát sóng);
- Phổ biến phim trên không gian mạng mà không phân loại, hiển thị kết qua phân loại phim theo quy định của Luật này;
- Thay đổi, làm sai lệch nội dung phim và kết quả phân loại phim đối với phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
- Sản xuất, phát hành, phổ biến phim, lưu chiểu, lưu trữ phim không tuân thủ quy định của Luật này, Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
- Sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim, trừ trường hợp Luật sở hữu trí tuệ có quy định khác;
- Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng;
- Thẩm định, cấp Giấy phép phân loại phim trái quy định của pháp luật.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023.
HỒNG HẠNH
Từ ngày 01/7/2022 sẽ chuyển đổi sang hệ thống đấu thầu mới
2. Kỷ luật nghiêm hành vi lấn chiếm đất công để trục lợi; giao đất, thu hồi đất trái luật
(LSVN) - Vừa qua, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 69-QÐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Trong đó, quy định rõ mức xử lý đối với hành vi vi phạm quy định quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở của đảng viên.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, tại Điều 42, Quy định số 69-QĐ/TWđã quy định cụ thể về xử lý đảng viên vi phạm quy định quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở. Theo đó, đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
- Thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định quản lý và sử dụng nhà ở; vi phạm quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng công trình và quản lý nhà ở.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ tài chính, thủ tục, quy định, quyết định của Nhà nước về chuyển quyền sử dụng đất, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thiếu trách nhiệm trong chấp hành quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở; trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Trường hợp đã kỷ luật theo quy định trên mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
- Làm trái quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, thay đổi mục đích và quyền sử dụng đất; thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Cản trở, chống lại hoặc kích động, xúi giục, ép buộc người khác chống lại quyết định đúng pháp luật của cơ quan, cấp có thẩm quyền về thu hồi đất, giao đất, thực hiện các dự án quốc gia và về giải phóng mặt bằng.
- Vi phạm pháp luật về đất đai gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân, phải bồi thường mà không bồi thường theo quy định.
- Có trách nhiệm nhưng không phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất thuộc phạm vi theo dõi hoặc phụ trách.
- Làm trái quy định trong việc quản lý nhà, trụ sở làm việc của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội, nghề nghiệp, doanh trại đơn vị quân đội, công an hoặc trong sở hữu, xây dựng, sử dụng, sửa chữa nhà ở của tổ chức được giao quản lý.
- Lấn chiếm đất công để trục lợi.
- Thông đồng bên mua hoặc bên bán để kê khai giá chuyển nhượng bất động sản, quyền sử dụng đất nhằm trốn thuế, giảm thuế gây thất thoát thu ngân sách nhà nước.
Trường hợp vi phạm quy định nêu trên gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
- Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, hủy hoại đất.
- Giả mạo, gian lận giấy tờ, làm sai lệch hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất trái quy định của pháp luật.
- Vì lợi ích cục bộ mà ban hành văn bản hoặc chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, thu hồi đất trái pháp luật.
Quy định này thay thế Quy định số 07-QĐi/TW, ngày 28/8/2018 của Bộ Chính trị khoá XII về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm và Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị khoá XII về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; có hiệu lực từ ngày ký và được phổ biến đến chi bộ.
PHƯƠNG HOA
Thí sinh đạt bao nhiêu điểm thì đỗ tốt nghiệp THPT?
3. Đối tượng chiếm đoạt chiếc xe và hàng hóa của shipper có thể bị phạt tới 07 năm tù
(LSVN) - Mới đây cư dân mạng xôn xao về vụ việc một shiper đi giao hàng cho khách tại quận Bình Thạnh thì bị mất trộm xe gắn máy cùng thùng hàng giao cho khách ước tính khoảng 20 triệu đồng. Ngay sau đó, qua nắm tình hình Công an quận Bình Thạnh (TP. HCM) đã điều tra và bắt giữ nghi can Nguyễn Hoàng Sơn (34 tuổi, ngụ đường Nguyễn Duy, phường 3, quận Bình Thạnh) để điều tra về hành vi “Trộm cắp tài sản”. Vậy, theo quy định của pháp luật, đối tượng chiếm đoạt chiếc xe và hàng hóa của shipper sẽ phải đối diện với hình phạt như thế nào?
Dưới góc độ pháp lý, Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp đánh giá đây là vụ việc chiếm đoạt tài sản khá hi hữu và nhẫn tâm của đối tượng gây án. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ diễn biến hành vi để xác định đối tượng này thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cấp tài sản hay cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật
Hành vi của đối tượng trong vụ việc này là xâm hại đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân. Người bị hại được xác định là nhân viên giao hàng, tài sản bị chiếm đoạt là chiếc xe và toàn bộ hàng hóa kèm theo xe. Cơ quan điều tra sẽ tiến hành định giá để xác định giá trị chiếc xe và số hàng hóa trên xe đồng thời làm rõ diễn biến hành vi của đối tượng gây án để có căn cứ khởi tố vụ án hình sự về một trong các tội danh xâm phạm quyền sở hữu theo quy định pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì hành vi công nhiên, lén lút, gian dối ... để chiếm đoạt số tiền từ 2.000.000 đồng trở lên của người khác là hành vi đến mức có thể bị xử lý hình sự. Bởi vậy, trong vụ việc này có hai yếu tố quan trọng để xác định trách nhiệm pháp lý của đối tượng chiếm đoạt tài sản của nạn nhân đó là giá trị của tài sản và thủ đoạn phương thức, hành vi chiếm đoạt được thực hiện như thế nào. Trong trường hợp kết quả xác minh, điều tra cho thấy đối tượng đã lợi dụng tình thế không thể quản lý được tài sản của nạn nhân như đang giao hàng ở trên tầng tòa nhà hoặc trong một hoàn cảnh khách quan đặc biệt nào đó mà không thể quản lý được tài sản phải đối tượng này công nhiên lấy tài sản (lấy tài sản của nạn nhân một cách công khai, không giấu diếm) rồi tẩu thoát thì hành vi này sẽ bị xử lý hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 172 bộ luật hình sự. Với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng tài sản là nguồn sống chính của nạn nhân hoặc hành vi được xác định là ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì hình phạt mà đối diện này phải đối mặt là thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai do người có tài sản đang ở trong tình thế không thể trực tiếp quản lý được tài sản. Lợi dụng sự sơ hở đó mà đối tượng đã tiếp cận để chiếm đoạt tài sản trước mặt người chủ sở hữu tài sản nhưng họ không thể ngăn cản được vì đang trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt. Bởi vậy, khi đối tượng chiếm đoạt chiếc xe này và hàng hóa trên xe thì có công khai hay không, nhân viên giao hàng có phát hiện ra không, tại sao không ngăn cản được đối tượng là những yếu tố quan trọng để xác định hành vi của đối tượng có bị xử lý về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 172 bộ luật hình sự hay không.
Trường hợp kết quả điều tra, xác minh cho thấy đối tượng không lấy tài sản của nạn nhân một cách công khai mà lợi dụng sơ hở của nạn nhân để lén lút chiếm đoạt tài sản, sau khi nạn nhân phát hiện thì đối tượng đã bỏ chạy cùng với tài sản thì đây là hành vi trộm cắp tài sản. Với tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên thì đối tượng này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 173 Bộ luật hình sự. Trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có tổng giá trị dưới 50 đồng nhưng hành vi được xác định là ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội hoặc "Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ" thì đối tượng này sẽ phải đối mặt với khung hình phạt là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm theo quy định tại điểm e, khoản 2, Điều 173 bộ luật hình sự.
Nếu hành vi chiếm đoạt tài sản không thuộc hai trường hợp trên mà diễn biến hành vi là đối tượng tiếp cận với nạn nhân, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản rồi nhanh chóng tẩu thoát khiến nạn nhân không kịp trở tay thì hành vi này cũng có thể bị xử lý về tội cướp giật tài sản theo quy định tại Điều 171 bộ luật hình sự.
Bộ luật hình sự dành một chương riêng để quy định về "Nhóm các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản". Trong đó với những diễn biến hành vi khác nhau, phương thức thủ đoạn khác nhau, hoàn cảnh quản lý tài sản của nạn nhân khác nhau... thì có thể sẽ bị xử lý bởi các tội danh khác nhau. Với những hành vi côn đồ, manh động, coi thường pháp luật, tấn công nạn nhân để chiếm đoạt tài sản thì tội danh sẽ nghiêm trọng, mức hình phạt sẽ nghiêm khắc. Với hành vi lén lút lấy tài sản, không gây nguy hiểm đến tính mạng sức khỏe của nạn nhân thì mức hình phạt sẽ nghiêm khắc hơn. Ngoài ra giá trị của tài sản, đặc điểm của tài sản, ý nghĩa của tài sản đối với nạn nhân cũng là những yếu tố quan trọng để xác định tội danh và mức hình phạt.
Trong vụ việc này, điều đáng trách của đối tượng là đã chiếm đoạt tài sản của người lao động nghèo. Chiếc xe là phương tiện duy nhất để kiếm sống, ngoài ra số hàng hóa đó cũng là rất đáng kể đối với hoàn cảnh của nạn nhân. Trường hợp nạn nhân bị mất xe, mất cả hoàng hóa với số lượng lớn như vậy thì có thể sẽ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, tâm lý, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Bởi vậy việc phát hiện, bắt giữ, xử lý đối tượng này là rất nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ phương thức thủ đoạn, diễn biến hành vi của đối tượng này để xử lý theo quy định của pháp luật.
TIẾN HƯNG
Nếu chỉ thu hồi tài sản và kỷ luật thì tình hình tham nhũng sẽ càng phức tạp
4. Không nên quy định chỉ được chuyển nhượng biển số trúng đấu giá kèm theo xe ôtô
(LSVN) - Các cơ quan chức năng có thẩm quyền không nên quy định chỉ được chuyển nhượng biển số trúng đấu giá kèm theo xe ôtô. Vấn đề là cần quy định trong thời hạn bao lâu sau khi trúng đấu giá thì phải sử dụng biển số đó để đăng ký cho xe ôtô cụ thể theo đúng quy định pháp luật.
Theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ôtô thông qua đấu giá, có quy định chỉ được chuyển nhượng biển số xe trúng đấu giá kèm theo xe đó. Liên quan đến vấn đề này, có ý kiến nhiều trái chiều, theo đó cho rằng việc quy định như vậy chưa hợp lý, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của người trúng đấu giá biển số xe.
Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng việc quy định như vậy là chưa thỏa đáng, không hợp lý. Bởi những lý do sau:
Thứ nhất, theo quy định pháp luật về đấu giá hiện hành bất cứ tài sản nào, thậm chí tài sản "đặc biệt" là đất đai khi đã đưa ra đấu giá thì đều coi đó là tài sản theo đúng nghĩa của nó. Và khi đó người trúng đấu giá là người mua được tài sản nên họ có đầy đủ quyền sở hữu, sử dụng, thừa kế, thế chấp, tặng cho... không giới hạn đối với tài sản mua được. Do đó, nếu hạn chế quyền sở hữu của người đấu giá trúng biển số xe là không hợp lý, trái quy định về đấu giá tài sản và pháp luật hiện hành về sở hữu, sử dụng tài sản thông qua đấu giá.
Thứ hai, nếu quy định chỉ được chuyển nhượng biển số kèm theo xe ôtô thì khó có thể xác định bản chất sự việc này là đấu giá biển số hay đấu giá xe? Bởi dù chưa quy định rõ ràng, cụ thể nhưng có thể hiểu người dân tham gia đấu giá biển số có thể tham gia đấu giá biển số xe trước hoặc sau khi mua xe. Nguyên nhân là do việc đấu giá biển số xe thường phải tổ chức theo đợt, kế hoạch, phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tương tự như đấu giá quyền sử dụng đất đai, tài sản công khác. Khi đó người trúng đấu giá biển số chưa chắc đã mua xe ôtô rồi nên chưa thể xác định được biển số đó sẽ gắn kèm theo xe nào, nên khi bán kèm theo xe nào? Vì vậy, nếu quy định khi chuyển nhượng biển số trúng đấu giá phải kèm theo cả chiếc xe là chưa hợp lý, có thể gây tranh cãi, khiếu nại, khiếu kiện không đáng có.
Ngoài ra, nguyên tắc giao dịch dân sự thì đã mua được thì sẽ bán được. Do đó, nếu buộc phải bán biển số kèm theo xe thì vô tình đã hạn chế giao dịch mua bán xe hợp pháp. Mặt khác, đã gọi là tài sản thì người muốn mua lại (nhận chuyển nhượng) đôi khi họ chỉ cần mua biển số, chứ không cần mua chiếc xe. Và ngược lại có khi người mua chỉ muốn mua xe mà không mua biển số thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, rắc rối. Điều này sẽ làm mất giá trị biển số trúng đấu giá, ý nghĩa của việc đấu giá biển số xe ôtô. Từ đó, làm giảm hiệu quả của việc tổ chức đấu giá biển số xe ôtô, số tiền thu được qua các đợt đấu giá biển số xe sẽ ít đi rất nhiều.
Vì vậy, các cơ quan chức năng có thẩm quyền không nên quy định chỉ được chuyển nhượng biển số trúng đấu giá kèm theo xe ôtô. Vấn đề là cần quy định trong thời hạn bao lâu sau khi trúng đấu giá thì phải sử dụng biển số đó để đăng ký cho xe ôtô cụ thể theo đúng quy định pháp luật. Quá thời hạn quy định mà không đăng ký kèm theo phương tiện thì biển số đó coi như vô hiệu, trở thành "biển số chết", nếu không có lý do chính đáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc quản lý, kiểm soát biển số, phương tiện mà thôi./.
Thạc sĩ PHẠM VĂN CHUNG
Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
Hướng dẫn sử dụng biên lai điện tử theo quy định mới
5. Xử lý nghiêm các hành vi đưa thông tin không chính xác đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng
(LSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, chính thức, chính xác về tình hình hoạt động thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu; xử lý nghiêm các hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, bất động sản.
Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị phát triển thị trường BĐS an toàn, lành mạnh, bền vững. Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm kiên trì, kiên định, kiên quyết phát triển hệ sinh thái BĐS an toàn, lành mạnh, bền vững; không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý Nhà nước; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, nhưng rà soát, ngăn chặn, phát hiện những hành vi sai phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, không để đổ vỡ thị trường, bảo vệ những người làm đúng, bảo vệ, hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Đáng chú ý, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, chính thức, chính xác về tình hình hoạt động thị trường BĐS, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu; xử lý nghiêm các hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, BĐS.
Các cơ quan báo chí đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, tăng cường niềm tin của người dân với các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan thanh tra, kiểm toán và các cơ quan liên quan tăng cường công tác nắm bắt tình hình, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, BĐS, chống tham nhũng, tiêu cực…
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp nghiên cứu, rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc đấu giá quyền sử dụng đất (pháp luật về đấu giá, pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý thuế) bảo đảm thống nhất và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Thanh tra, kiểm kiểm tra và chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các địa phương phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đảm bảo đúng pháp luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thủ tục đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở, BĐS để hỗ trợ, tăng nguồn cung cho thị trường. Theo dõi và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh BĐS.
MAI HUỆ
Hướng dẫn sử dụng biên lai điện tử theo quy định mới
6.
SÁNG CHỦ NHẬT
1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về tội “Đánh bạc”
(LSVN) - Điều 321 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017 quy định về tội “Đánh bạc”, đây là quy định có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật, gây hậu quả xấu cho gia đình và xã hội, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, gây mất trật tự địa phương, coi thường pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án có dấu hiệu của tội này nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc do bất cập trong quy định của pháp luật.
Ảnh minh họa.
Từ thực tiễn xét xử các vụ án đánh bạc nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập và qua nghiên cứu các quy định của pháp luật, văn bản hướng dẫn, thi hành tác giả có một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về tội “Đánh bạc” như sau:
Thứ nhất, về sửa đổi tên gọi, cấu trúc của điều luật. Để đảm bảo chính xác, tạo điều kiện dễ dàng cho việc nghiên cứu, áp dụng sửa đổi tên Điều 321 từ tội “Đánh bạc” thành tội “Đánh bạc trái phép”; sửa đổi tên Điều 322 từ tội “Tổ chức đánh bạc” thành tội “Tổ chức đánh bạc trái phép” để đảm bảo chính xác.
Thứ hai, đưa dấu hiệu hành vi khách quan của tội “Đánh bạc trái phép” vào trong nội dung của điều luật. Dưới góc độ khoa học pháp lý thì khái niệm tội “Đánh bạc trái phép” đã được làm rõ. Tuy nhiên, quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành cũng như văn bản hướng dẫn còn chưa nêu được đầy đủ dấu hiệu khách quan của tội phạm, chưa đưa đầy đủ khái niệm tội “Đánh bạc trái phép” vào quy định của điều luật, dẫn tới việc nhận thức cũng như áp dụng còn chưa thống nhất và chính xác.
Thứ ba, việc quy định tội “Tổ chức đánh bạc” và tội “Gá bạc” trong cùng một điều luật là không phù hợp. Do đó, tác giả đề nghị tách Điều 322 thành hai điều luật độc lập; một điều quy định về tội “Tổ chức đánh bạc trái phép” và một điều luật quy định về tội “Gá bạc”.
Thứ tư, Điều 321, 322 BLHS năm 2015 thì tài sản dùng vào việc đánh bạc được điều luật xác định là “tiền hoặc hiện vật”. Đây là vấn đề bất cập, vướng mắc, quy định này không bao quát hết nếu trong trường hợp con bạc sử dụng cả những tài sản là các loại giấy tờ có giá trị khác nhằm vào mục đích đánh bạc.
Vì vậy, theo quan điểm của tác giả cụm từ “tiền hoặc hiện vật” cần sửa đổi thành “tiền, hiện vật hoặc các tài sản khác” để làm cơ sở cho việc xác định về định lượng được chính xác.
Thứ năm, ban hành Nghị quyết hướng dẫn thay thế cho Nghị quyết 01/2010 trong đó sửa đổi những nội dung sau để bảo đảm sự thống nhất trong áp dụng pháp luật.
Bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP về căn cứ xác định tiền hoặc hiện vật có giá trị dùng để đánh bạc như sau:
“Tiền hoặc hiện vật có giá trị dùng đánh bạc bao gồm:
d. Tiền hoặc hiện vật có giá trị khác mặc dù chưa thu giữ được nhưng có căn cứ đã được hoặc sẽ được dùng vào việc đánh bạc.”.
Bổ sung quy định hình thức cộng dồn đối với số tiền dùng đánh bạc, do đó việc xác định tiền, giá trị hiện vật trong hai trường hợp đánh bạc được quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP cần sửa đổi như sau:
“Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét. Cụ thể như sau:
a. Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 5 triệu đồng) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội Đánh bạc. Trừ trường hợp các lần đánh bạc được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian mà tổng số tiền các lần đánh bạc từ năm triệu đồng trở lên.
b. Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của các lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 5 triệu đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Đánh bạc đối với lần đánh bạc đó. Trong trường hợp này, số tiền các lần đánh bạc trên mức tối thiểu được cộng dồn lại để xem xét việc định khung hình phạt.”.
Bổ sung quy định về căn cứ xác định tiền hoặc hiện vật có giá trị dùng để đánh bạc. Do đó khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Tiền hoặc hiện vật có giá trị dùng đánh bạc bao gồm:
d. Tiền hoặc hiện vật có giá trị khác mặc dù chưa thu giữ được nhưng có căn cứ đã được dùng vào việc phạm tội.”
Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 01/2010 như sau:
“Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:
a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau là hình thức đánh bạc mà những người đánh bạc trực tiếp ăn thua với nhau hoặc trong số những người tham gia đánh bạc có người đứng ra làm cái đánh bạc với những người đánh bạc khác nhưng số tiền mà người làm cái hoặc những người đánh bạc khác có sự dịch chuyển qua lại như hình thức ba cây, tài xỉu... Trong trường hợp này thì tiền hoặc giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng người là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng tham gia đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 điều này. Trong một lần đánh bạc thì một người đánh bạc có thể chơi làm nhiều ván và một lần đánh bạc được tính từ khi bắt đầu đánh bạc cho đến khi kết thúc việc đánh bạc;
b) Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa... thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa... (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa... trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.”.
Sửa đổi bổ sung quy định tại mục 5.1 và mục 5.2 khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP theo hướng bỏ quy định việc xác định số tiền đánh bạc dựa vào thời điểm phát hiện hành vi phạm tội mà chỉ dựa vào thời điểm hành vi phạm tội đã hoàn thành như sau:
“5.1. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi lô để, cá độ dùng đánh bạc là tổng số tiền hoặc giá trị hiện vật mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ.
5.2. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là số tiền mà họ phải trả cho người chơi nếu họ thua những người chơi số đề, cá độ.”
Bổ sung trong nghị quyết hướng dẫn những trường hợp như sau:
- Hướng dẫn cách tính số tiền đánh bạc trong trường hợp các đối tượng tham gia đánh bạc thỏa thuận việc thanh toán với nhau không bằng tiền mặt trực tiếp mà bằng cách quy đổi từ điểm, phỉnh... thành tiền khi kết thúc việc đánh bạc.
- Hướng dẫn cách tính số tiền đánh bạc đối với hình thức đánh bạc bằng công nghệ cao thông qua các trang Web cá cược mà máy chủ (server) đặt ở nước ngoài và việc thanh toán tiền đánh bạc thông qua hệ thống thanh toán quốc tế.
- Hướng dẫn việc xác định tội danh đối với các trường hợp “ké bạc với nhà cái, ké bạc với người đánh bạc” để áp dụng thống nhất.
- Hướng dẫn việc định tội danh trong trường hợp một người cho sử dụng địa điểm làm chỗ đánh bạc, khi nào hành vi này cấu thành Tội Tổ chức đánh bạc, khi nào hành vi này cấu thành Tội Gá bạc.
- Bổ sung hướng dẫn việc quy đổi ngoại tệ sang Việt Nam đồng để tính số tiền dùng để đánh bạc trong trường hợp sử dụng ngoại tệ.
- Bổ sung hướng dẫn cụ thể để làm rõ như thế nào là sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc.
Thứ sáu, cần nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể phân biệt rõ tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hành vi gian dối sắp xếp đánh bạc và sắp xếp kết quả. Bởi lẽ dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo phải là (người nào) có thủ đoạn gian dối làm người khác tưởng giả là thật, giao tài sản cho chiếm đoạt.
NGÔ ANH DŨNG
Tòa án Quân sự khu vực Thủ đô Hà Nội
Phòng chống tham nhũng từ khía cạnh văn hóa và pháp lý
2. Yêu cầu chủ quán báo tin cho Công an nếu khách đã uống rượu, bia vẫn lái xe: Liệu có khả thi
(LSVN) –
Mới đây, trước thông tin Cảnh sát giao thông TP. Hồ Chí Minh yêu cầu chủ quán nhậu ký cam kết thường xuyên nhắc khách đến ăn uống chấp hành nghiêm quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia; không tự lái xe sau khi đã uống rượu bia. Các quán nhậu cũng sẽ chủ động treo băng rôn với nội dung: "Không lái xe sau khi đã uống rượu bia", trong đó có nội dung cam kết phải báo tin cho công an nếu khách lái xe rời quán khi đã uống rượu bia.
Thông tin trên nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, nhưng đa số cho rằng nội dung cam kết báo tin cho Công an nếu khách lái xe rời quán khi đã uống rượu bia là thiếu tính khả thi, vì nếu làm như vậy, quán nhậu sẽ đóng cửa do mất khách. Việc nhắc nhở khách như vậy chẳng khác gì tự đuổi khách của mình.
Tuy nhiên, việc Cảnh sát giao thông đề nghị chủ quán báo tin cho Công an nếu khách lái xe rời quán khi đã uống rượu bia là việc làm hết sức cần thiết và đúng luật, vì việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật rất cần các thông tin do người dân cung cấp, nhưng việc báo tin kiểu này là không hợp lý, vì không có chủ quán nào làm việc này cả.
Hiện nay, nhiều trường hợp Cảnh sát giao thông lập các chốt kiểm tra nồng độ cồn tại các quán nhậu để xử lý "ma men", việc làm này là hoàn toàn bình thường nhưng sẽ gây ra dư luận không tốt vì ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các chủ quán nhậu. Bởi vì, khi thấy lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ thì sẽ không ai dám vào quán nhậu.
Người dân có quyền nhậu, thậm chí là nhậu say xỉn, việc này không vi phạm pháp luật nhưng khi đã nhậu say rồi mà còn lái xe ra về là vi phạm pháp luật, có nguy cơ gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Do đó, việc ngăn ngừa các vụ việc tai nạn giao thông do tài xế say xỉn gây ra không chỉ là trách nhiệm Cảnh sát giao thông mà còn là trách nhiệm các chủ quán nhậu. Vì thế, các chủ quán nhậu cần tích cực tuyên truyền cho khách hàng của mình chấp hành nghiêm quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia; không tự lái xe sau khi đã uống rượu bia để đảm bảo an toàn của bản thân, gia đình và xã hội.
Các chủ quán điện thoại cho Cảnh sát giao thông để xử lý khách lái xe rời quán khi đã uống rượu bia sẽ mẫu thuẫn với hoạt động kinh doanh, làm cho quán nhậu sẽ ế khách, nhân viên sẽ mất việc làm và nguồn thu ngân sách cũng sẽ giảm. Thay vào đó, các chủ quán cần tích cực phục vụ "thượng đế" của mình bằng các việc làm cụ thể.
Thứ nhất, cần phải có đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp để phục vụ đưa, đón khách hàng tận nhà với giá cả hợp lý, nếu làm được điều này thì sẽ thu hút đông đảo khách hàng đến với quán nhậu thường xuyên hơn.
Thứ hai, trong trường hợp khách nhậu đi xe, thì bố trí nhân viên lái xe đưa khách về tận nhà hoặc khuyên khách hàng của mình gửi xe tại quán, sau đó gọi Taxi hoặc Grad để đưa khách về.
Thứ ba, trong trường hợp khách hàng có biểu hiện say xỉn quá mức nhưng từ chối các dịch vụ đưa đón khách về tận nhà mà muốn tự mình lái xe thì chủ quán phải phải thuyết phục và tuyên truyền về những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra như gây tai nạn giao thông, bị CSGT xử phạt; đồng thời, chủ quán nhậu có thể điện thoại người thân để trợ giúp cho khách hàng hoặc tất cả các trường trên đều không được thì phải kiên quyết giữ xe của khách, nếu khách hàng gây rối thì nhờ công an giải quyết.
Nếu các chủ quán nhậu đều thực hiện như vậy, thì không chỉ thu hút thêm khách hàng, gia tăng doanh thu cho quán mà còn góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn và đẩy lùi các vụ tai nạn giao thông do tài xế say xỉn gây ra mà không nhất thiết phải báo tin cho công an để xử lý khách lái xe khi đã uống rượu bia.
ĐỖ VĂN NHÂN
Văn hóa ứng xử trong cơ quan báo chí
3. Ngăn chặn tình trạng phát tán, lan truyền tin giả
(LSVN) -
Theo ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), tin giả do con người tạo ra. Với các nền tảng có thể kết nối hàng tỷ người trên toàn thế giới hiện nay như Facebook, Youtube, Tiktok.. có tin giả thì ngay lập tức sẽ có hàng ngàn lượt chia sẻ, với hàng triệu lượt xem, bình luận sẽ làm cho tin giả tăng theo cấp số nhân.
"Uy tín, danh dự của một con người bị bôi xấu, bị bào mòn mà không có cơ hội để giải thích, thanh minh. Tin giả làm xói mòn niềm tin xã hội, tạo ra những nghi ngờ có thể làm rạn nứt một tổ chức, gây hoang mang trong xã hội, thiệt hại không thể đo đếm được", Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Lưu Đình Phúc chia sẻ.
Hành vi loan truyền tin giả, tin sai sự thật diễn ra chủ yếu trên mạng xã hội, nhất là các mạng xã hội xuyên biên giới. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng vi phạm trên các nền tảng số xuyên giới chủ yếu là do người sử dụng cho rằng khi cung cấp, phát tán thông tin trên các nền tảng mạng xã hội của nước ngoài khó bị phát hiện danh tính, có tư tưởng "vô danh nên vô trách nhiệm", không sợ bị xử lý, nên tự do phát ngôn và không nghĩ đến hậu quả tiêu cực cho xã hội, cho cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng. Ngoài ra, khi tin giả xuất hiện trên mạng, nếu không được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác định, công bố là tin giả thì người dân vẫn nghĩ đó có thể là tin thật và tiếp tục phát tán theo cấp số nhân, nhất là những vấn đề “nóng” nhiều người quan tâm, gây hoang mang trong xã hội. Thêm vào đó, các đối tượng phát tán thông tin thường xuyên tận dụng những thay đổi, những bước phát triển mới về công nghệ để cải tiến các hình thức phát tán thông tin. Ngoài ra, người dân trong nước ngày càng phụ thuộc vào các mạng xã hội nước ngoài, đặc biệt là Facebook, YouTube, TikTok trong bối cảnh nước ta chưa có các dịch vụ tương tự phục vụ nhu cầu sử dụng của nhân dân
Ông Lưu Đình Phúc nhận định, một số doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam vẫn tìm cách né tránh không thực hiện ngăn chặn thông tin xấu, độc tại Việt Nam, điển hình là Facebook. Trong khi hiện nay, giải pháp kỹ thuật hiện có chưa cho phép tách riêng nội dung vi phạm trên Facebook, YouTube, TikTok để chặn, mà chỉ có thể chặn hoàn toàn toàn bộ website vi phạm. Ngoài ra, các giải pháp hữu hiệu ngăn chặn dòng tiền quảng cáo phục vụ cho các mục đích xấu trên Facebook, YouTube và Tik Tok chưa đạt hiệu quả.
Từ đầu năm đến nay, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã đẩy mạnh, tăng cường quản lý các mạng xã hội cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, đề nghị 4 doanh nghiệp lớn là Facebook, Google, Tik Tok, Apple ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm trên các nền tảng do các doanh nghiệp này cung cấp.
Tin giả phát tán thì nhanh nhưng việc xử lý, ngăn chặn của các mạng xã hội xuyên biên giới thì vẫn chậm so với mạng xã hội trong nước nên tin giả tồn tại lâu, ảnh hưởng trên phạm vi rộng ở mạng xã hội xuyên biên giới. Để đối phó tình trạng này, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế, xử lý tình trạng phát tán, lan truyền tin giả. Cụ thể, Cục nghiên cứu, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, bổ sung nhiều quy định về chống tin giả, đồng thời tăng chế tài và mức phạt tin giả.
Cục cũng thành lập Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) để xác minh, công bố tin giả trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người sử dụng Internet, mạng xã hội và blog cá nhân. Cơ quan báo chí chủ động tìm hiểu, xác minh tin đồn được cho là tin giả từ các cơ quan chức năng để kịp thời thông tin chính xác, công bố/phản bác tin giả khi có kết quả xác minh. Cục cũng tăng cường đẩy mạnh việc khuyến khích, phát triển nội dung thông tin phù hợp với người Việt Nam trên mạng; qua đó góp phần phát triển tri thức, đồng thời hạn chế việc lợi dụng mạng để vi phạm pháp luật, hoặc truy cập vào các nội dung thông tin không lành mạnh, thông tin không có ích.
Thống kê của Trung tâm xử lý tin giả, đến nay, đơn vị đã tiếp nhận và xử lý 4.363 tin phản ánh; thẩm định, gắn nhãn và công bố 50 tin giả; yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới gỡ bỏ trên 3.120 tin, bài có nội dung xấu độc, link giả mạo. Quá trình xử lý tin giả, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử đã thiết lập được mạng lưới xử lý tin giả trên toàn quốc, với hơn 100 đầu mối thuộc các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương.
Mới đây, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã ký kết các biên bản ghi nhớ với các Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai để tăng cường phối hợp tiếp nhận phản ánh về tin giả, tin sai sự thật trên mạng; thẩm định, kết luận về tính chính xác của nội dung thông tin được đăng tải, chia sẻ trên mạng; gắn nhãn, công bố tin giả, tin sai sự thật và cung cấp thông tin chính xác trên cổng thông tin Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (www.tingia.gov.vn). Các bên cũng phối hợp xử lý giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm đối với các hành vi đăng tải, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật trên mạng; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về cung cấp, chia sẻ thông tin trên mạng cho xã hội; trao đổi, chia sẻ thông tin, đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý, thực thi pháp luật về cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng; những vấn đề phát sinh sẽ trao đổi làm rõ và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ ký kết với các bộ, ngành để tăng cường công tác phối hợp, giảm thiểu thời gian, quy trình xác minh tin giả. Đối với các nền tảng xuyên biên giới, Bộ sẽ tiếp tục đấu tranh, tăng cường áp dụng các biện pháp hiệu quả để tạo áp lực buộc Facebook, Google, TikTok,... phải tuân thủ luật pháp Việt Nam; phối hợp với các Bộ, ngành đấu tranh, đàm phán để Facebook, Google, Apple, Tiktok,... tích cực hợp tác, gỡ bỏ các nội dung, ứng dụng vi phạm pháp luật Việt Nam và có giải pháp ngăn chặn tình trạng phát tán tin giả trên nền tảng này.
DUY ANH
Hướng dẫn sử dụng biên lai điện tử theo quy định mới
5.