Nhân viên y tế khám bệnh cho người cao tuổi tại nhà riêng. Ảnh: Tân Hoa xã.
Quy định được đưa ra trong bối cảnh quốc gia tỷ dân đang nỗ lực giảm bớt áp lực ngày càng tăng đối với ngân sách lương hưu, trong đó nhiều tỉnh đang phải đối mặt với thâm hụt ngân sách. Theo hãng tin Reuters, cải cách tuổi nghỉ hưu là cấp bách, với tuổi thọ trung bình ở Trung Quốc sẽ tăng lên 78 tuổi vào năm 2021.
Thông báo trong ngày 21/7 được đưa ra trong một tài liệu chính sách quan trọng đưa ra các kế hoạch nhằm tăng cường chiến lược nhằm chống lại tỷ lệ sinh giảm và dân số già đã giảm năm thứ hai liên tiếp vào năm 2023. Chính phủ Trung Quốc nêu rõ: “Theo nguyên tắc tham gia tự nguyện với sự linh hoạt phù hợp, chúng tôi sẽ thúc đẩy cải cách để tăng dần tuổi nghỉ hưu theo luật định một cách thận trọng và có trật tự”.
Những cải cách được nêu trong tài liệu dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2029.
Tuổi nghỉ hưu hiện nay đối với nam giới Trung Quốc là 60 - thấp hơn ở hầu hết các nền kinh tế phát triển từ 5 đến 6 năm, trong khi đối với phụ nữ làm công việc văn phòng là 55 và 50 đối với phụ nữ làm việc trong nhà máy. Các nhà hoạch định chính sách cho biết trong hai năm qua họ nhắm đến việc tăng tuổi nghỉ hưu, nhưng sự thay đổi này sẽ là lần đầu tiên người lao động có thể chọn tiếp tục làm việc lâu hơn.
Theo ước tính của ác cơ quan y tế quốc gia, nhóm người từ 60 tuổi trở lên sẽ tăng từ 280 triệu lên hơn 400 triệu vào năm 2035, tương đương với toàn bộ dân số hiện tại của Anh và Mỹ cộng lại. Michael Herrmann, cố vấn cấp cao của Quỹ Dân số Phát triển Liên hợp quốc, cho biết hầu hết các quốc gia đã tăng tuổi nghỉ hưu để đối phó với áp lực nhân khẩu học nhằm bảo vệ quỹ hưu trí và làm chậm quá trình thu hẹp lực lượng lao động.
"Đó là một công cụ chính sách tiêu chuẩn và việc thực hiện điều đó dần dần có ý nghĩa. Điều quan trọng là chúng tôi phải thực hiện việc này một cách linh hoạt", ông Herrmann nhận định.
Hiện tại, mỗi người Trung Quốc về hưu được hỗ trợ bởi sự đóng góp của 5 người lao động. Tỷ lệ này chỉ bằng một nửa so với một thập kỷ trước và đang có xu hướng về 4:1 vào năm 2030 và 2:1 vào năm 2050.
Các nhà kinh tế cho rằng hệ thống lương hưu hiện tại của Trung Quốc, vốn dựa vào lực lượng lao động đang hoạt động đang bị thu hẹp để trả lương hưu cho số lượng người về hưu ngày càng tăng, là không bền vững và cần phải được cải cách. Dữ liệu của Bộ Tài chính Trung Quốc cho thấy 11 trong số 31 khu vực cấp tỉnh của Trung Quốc đang bị thâm hụt ngân sách lương hưu. Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc do nhà nước điều hành cảnh báo hệ thống lương hưu sẽ cạn tiền vào năm 2035.
Theo TTXVN