(LSVN) - Nghị định 112/2020/NĐ-CP không còn quy định buộc thôi việc đối với viên chức nghỉ việc không có lý do. Vậy, trường hợp viên chức nghỉ liên tục 10 ngày không có lý do thì đơn vị xử lý viên chức như thế nào, có buộc thôi việc được không? Bà H.T.M.T. hỏi.
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức được quy định cụ thể.
- Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:
+ Khiển trách;
+ Cảnh cáo;
+ Buộc thôi việc.
- Áp dụng đối với viên chức quản lý:
+ Khiển trách;
+ Cảnh cáo;
+ Cách chức:
+ Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 19 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ quy định về áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức. Theo đó, hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
- Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
Điều 17. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Nghị định này mà tái phạm; 2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này; 3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Viên chức quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp; b) Viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng. |
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, trường hợp viên chức nghỉ liên tục 10 ngày không có lý do gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật buộc thôi việc.
HỒNG HẠNH
Bức cung, dùng nhục hình và vấn đề đạo đức trong tố tụng hình sự