Những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây khiến giới quan sát lo ngại. Đa phần mô tả hành động “hung hăng” của Bắc Kinh và liên hệ thái độ này với thời điểm toàn cầu đang căng mình chống dịch Covid-19.
Trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra (Covid-19), tạm tính từ đầu năm 2020 đến nay, Trung Quốc đã có hàng loạt động thái gây quan ngại, đặc biệt ở vấn đề Biển Đông.
Sau khi đâm chìm tàu cá Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục áp đặtcác yêu sách chủ quyền phi pháp như xây "trạm nghiên cứu" ở TrườngSa, đặt tên các khu vực quản lý hành chính ở Trường Sa và Hoàng Sa.
Mỹ và Philippines đã nhiều lần lên tiếng về cách thức Trung Quốc ứng xử giữa đại dịch Covid-19. Lập luận về việc Trung Quốc tận dụng đại dịch đang ngày càng được ủng hộ và chia sẻ rộng rãi hơn.
Nhật báo Ấn Độ Times of India ngày 26/4 giật tít: "Sự hung hăng của Bắc Kinh giữa đại dịch khiến Mỹ và Ấn Độ lo lắng".
Tờ báo này cho rằng khi dịch bệnh diễn ra, Trung Quốc đã đẩymạnh chủ nghĩa bành trướng ở Biển Đông và khu vực Ấn Độ Dương, gây lo ngạikhông chỉ cho các nước láng giềng nhỏ hơn, mà còn cho Mỹ và Ấn Độ.
"Đại dịch, theo nguồn tin quan sát diễn biến này, đãkhông ngăn Trung Quốc theo đuổi các mục tiêu chiến lược trong khu vực, một sốquan chức an ninh Ấn Độ giấu tên cho biết", Times of India viết.
Tương tự, tờ Irish Times ngày 26/4 cũng bình luận về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định mối lo ngại đang gia tăng trên khắp châu Á cho tới Washington D.C (Mỹ) khi Bắc Kinh thúc đẩy sự hiện diện ở Biển Đông, trong khi các nước khác phải tập trung xử lý vấn đề Covid-19.
Tờ báo của CH Ireland cũng chỉ ra hàng loạt động thái gâycăng thẳng của Trung Quốc như đâm chìm tàu cá Việt Nam, triển khai hoạt độngtàu khảo sát Hải Dương địa chất 8, xây dựng phi pháp trên biển, và ngó lơ phánquyết của Tòa trọng tài thường trực ở La Hay (Hà Lan) năm 2016.
Báo chí quốc tế cũng trích lời bình luận của những nhà quansát tình hình Biển Đông như Richard Heydarian, Greg Poling, Bonnie Glaser, BillHayton… trong đó đều chỉ ra mưu đồ của Trung Quốc trong việc kiểm soát BiểnĐông và lợi dụng tình hình dịch bệnh.
Ông Hayton, tác giả cuốn "Biển Đông và Việt Nam", cho rằng thật khôi hài khi chứng kiến Trung Quốc duy trì các tuyên bố chủ quyền nực cười đồng thời cố gắng viết lại luật pháp quốc tế.
NHẬT ĐĂNG/TTO