Ảnh minh họa.
Cụ thể, tại khoản 5, Điều 45, Luật BHXH, số 41/2024/QH15 quy định, mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức hưởng trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày. Mức hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày được tính bằng một nửa mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày.
Theo đó, khi tính mức hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không trọn ngày thì:
- Trường hợp nghỉ việc dưới nửa ngày được tính là nửa ngày;
- Trường hợp nghỉ từ nửa ngày đến dưới một ngày được tính là 01 ngày.
Hiện hành, tại khoản 4, Điều 24, Luật BHXH, số 58/2014/QH13 chỉ quy định người lao động được hưởng mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Đối với chế độ nghỉ dài ngày thì người lao động mắc bệnh dài ngày theo Luật mới, sẽ không còn được nghỉ trọn 180 ngày như quy định hiện hành tại điểm a, khoản 2, Điều 26, Luật BHXH 2014.
Thay vào đó, thời gian nghỉ được xác định theo thời gian đóng BHXH và điều kiện làm việc, không phân biệt người lao động mắc bệnh gì.
Ngoài ra, cũng theo Điều 43, Luật BHXH, số 41/2024/QH15 quy định người lao động mắc bệnh dài ngày chỉ được tính hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian như sau:
Làm việc trong điều kiện bình thường:
- 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
- 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn:
- 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
- 50 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- 70 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
Sau khi hết thời gian nghỉ trên, nếu người mắc bệnh dài ngày vẫn cần tiếp tục điều trị thì vẫn được nghỉ làm hưởng chế độ ốm đau ở mức thấp hơn.
MINH QUÝ
Đất đo thực tế lớn hơn trên giấy tờ sẽ được bồi thường thế nào?